Hà Nam: 6 tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng gấp đôi

Lắp ráp động cơ xe máy tại Công ty TNHH Honda Việt Nam, KCN Đồng Văn II (thị xã Duy Tiên). Ảnh: izhanam
Lắp ráp động cơ xe máy tại Công ty TNHH Honda Việt Nam, KCN Đồng Văn II (thị xã Duy Tiên). Ảnh: izhanam
(PLVN) - Ngày 14/12, lãnh đạo tỉnh Hà Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có trên 260 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hơn 5.600 lao động thì trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng gấp đôi, cần hơn 12.000 lao động.

Riêng 3 tháng cuối năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của 47 doanh nghiệp là 6.526 người. Lao động nữ vẫn chiếm ưu thế hơn nam. Trình độ lao động các doanh nghiệp cần tuyển chủ yếu là lao động phổ thông, không cần có bằng cấp chứng chỉ.

Theo Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động Lê Thị Quý (Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh), càng về cuối năm, những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, điện tử, gia công cần tuyển dụng lao động thời vụ nhiều nhất với mức lương dao động từ 5-10 triệu đồng. Tuy nhiên, khá nhiều doanh nghiệp đã gặp phải khó khăn trong tìm kiếm lao động.

Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và giải quyết việc làm năm 2020 vừa được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, có gần 30 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký gian hàng tư vấn, tuyển dụng lao động.

Ông Đỗ Thanh Bình, Phó Giám đốc Bộ phận quản lý sản xuất, Chủ tịch Công đoàn công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Hà Nam cho biết: Chưa năm nào doanh nghiệp tuyển dụng khó khăn như năm nay. Đối với Công ty, nhu cầu tuyển dụng lao động là thường xuyên, nhưng vào tháng cuối năm này do sản lượng tăng khoảng trên 35% sau nhiều tháng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên nhu cầu tuyển dụng tăng. Không tuyển được người, công ty phải tăng ca, người lao động tăng giờ làm và thu nhập.

Năm nay, tác động của đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp bị hạn chế sản lượng từ tháng 4 đến hết tháng 7. Doanh nghiệp nào "khỏe" thì giữ chân được người lao động qua giai đoạn này, còn không người lao động vì phải nghỉ hoặc mất việc đã tìm kiếm việc làm mới ngay để duy trì cuộc sống. Trong khi, ở nhiều địa phương, các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp (KCN) cũng có nhu cầu tuyển dụng lớn do mới đi vào hoạt động, người lao động có thể làm việc tại đó để gần nhà hơn, bớt chi phí đi lại, ăn ở khi phải thuê nhà. Vì thế, những doanh nghiệp trong KCN sẽ gặp khó khăn trong tuyển lao động.

Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Hà Nam, càng ngày trên địa bàn tỉnh càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập, đi vào hoạt động cần tuyển dụng lao động nhiều hơn. Trong khi lực lượng lao động tại chỗ ít thay đổi, số có việc làm đã ổn  định tại doanh nghiệp, số lao động đến tuổi học đại học hoặc ở lại những thành phố lớn. Mức lương cơ bản năm nay không tăng, so với mặt bằng lương lao động các tỉnh trong khu vực thì Hà Nam vẫn thấp hơn. Vì thế việc tuyển dụng lao động đối với các doanh nghiệp sẽ càng ngày càng gặp khó khăn.

Báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hà Nam cho biết, số người được giải quyết việc làm toàn tỉnh trong 9 tháng là gần 17.000 lao động, đạt trên 100% kế hoạch năm. Như vậy, nguồn lao động cho doanh nghiệp tuyển dụng không còn nhiều. Lựa chọn việc làm của người lao động giờ đây cũng có những thay đổi đáng kể.

Hầu hết chọn làm việc tại các doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt, có mức lương cao hơn mức sàn, bảo đảm các chế độ đãi ngộ với người lao động. Nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng được những yêu cầu đó thì sẽ rất khó trong tuyển dụng. Cho dù năm 2020 là năm dịch bệnh tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước, nhưng người lao động tỉnh Hà Nam vẫn cơ bản tìm kiếm được việc làm, bảo đảm thu nhập và đời sống kinh tế gia đình.

Hà Nam đứng thứ 5 cả nước về thu hút vốn FDI. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 1.000 dự án đầu tư còn hiệu lực (với trên 320 dự án FDI và gần 700 dự án trong nước); tổng vốn đăng ký trên 4.200 triệu USD và gần 140 nghìn tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7000 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho trên 140 nghìn lao động.

Trước tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, tập trung nắm bắt khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ, giải quyết kịp thời cho các doanh nghiệp; tạo các điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp yên tâm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.