Vì sao Bến xe Cần Thơ “nghiện” thu phí trong nhiều năm nay?

Vì sao Bến xe Cần Thơ “nghiện” thu phí trong nhiều năm nay?
(PLVN) - Không chỉ mới đây mà từ nhiều năm trước, Công ty CP Bến xe tàu phà Cần Thơ đã từng áp đặt nhiều khoản thu “vô lý” đối với doanh nghiệp vận tải. Sự “vô lý” này đã được các phương tiện truyền thông phản ánh nhiều lần, thế nhưng tình trạng này chẳng những không chấm dứt mà nay, nó lại tái diễn.

Nhiều lần đặt ra những loại phí “vô lý”

Là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ được xem như là trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa của toàn khu vực. Ước tính, mỗi ngày có gần 50 ngàn lượt hành khách cùng hàng ngàn phương tiện vận tải ra vào các bến xe ở TP Cần Thơ. 

Để giải quyết nhu cầu của số hành khách, lượng xe này, trước đây, TP Cần Thơ có 2 bến xe chính là bến xe 91B nằm trên đường Nguyễn Văn Linh (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) và bến xe Hùng Vương nằm trên đường Hùng Vương (tuy nhiên vào cuối năm 2015 bến xe này bị giải tỏa). 

Sau khi giải tỏa bến xe Hùng Vương, để giảm áp lực cho bến xe 91B, TP Cần Thơ đã cho xây dựng bến xe mới vào năm 2016 với tên gọi là Bến xe khách trung tâm thành phố Cần Thơ (gọi tắt là Bến xe Cần Thơ) nằm ở Khu đô thị Nam Cần Thơ (Quốc lộ 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng). Bến xe này có tổng diện tích 39.292m2 và được UBND TP Cần Thơ xếp vào dạng bến xe loại 1 theo Quyết định 542/QĐ-UB. 

Mặc dù có nhiều bến xe khác nhau, song tất cả đều có cùng “một mẹ” và chịu sự quản lý “độc quyền” của Công ty CP Bến xe tàu phà Cần Thơ. Lợi dụng cơ chế “độc quyền” này, ngay từ năm 2014, Công ty này đã bắt đầu đưa ra mức phí ra vào cổng và hàng loạt loại phí “trên trời dưới đất” khác.

Cụ thể, năm 2013 (khi Bến xe 91B vẫn còn là bến xe chính và Bến xe Cần Thơ chưa ra đời), một chiếc xe 47 chỗ chạy tuyến cố định Cần Thơ - TP Hồ Chí Minh, khi xuất bến ở Bến xe 91B, nhà xe chỉ phải đóng 207.700 đồng, xuất bến ở Bến xe Hùng Vương đóng 76.500 đồng/xe thì năm 2014, một xe 47 chỗ ngồi chạy tuyến cố định Cần Thơ - TP Hồ Chí Minh, khi xuất xuất bến ở Bến xe 91B phải đóng 313.500 đồng (tăng hơn 66%); xuất bến ở Bến xe Hùng Vương phải đóng 208.450 đồng/xe (tăng hơn 366%). 

Ngoài việc tăng giá xuất bến, cũng trong năm 2014, Công ty CP Bến xe tàu phà Cần Thơ còn đặt ra nhiều khoản thu khác như phí an ninh - vệ sinh (15.000 đồng/xe), phí lưu bến (15.000 đồng/xe) và dịch vụ hàng hóa (20.000 đồng/xe). 

Không chỉ các doanh nghiệp vận tải, người dân khi vào Bến xe 91B để đón người nhà cũng phải nộp phí là 15.000 đồng/lượt dành cho xe ô tô và xe gắn máy cũng bị thu 3.000 đồng/lượt.

Theo tài liệu lưu giữ của Công ty Phương Trang, chỉ riêng việc Công ty CP Bến xe tàu phà Cần Thơ tăng phí trong năm 2014, công ty này mất thêm khoảng 800 triệu đồng (năm 2013 họ chỉ đóng khoảng 1 tỷ đồng).

Mặc dù tăng giá dịch vụ và thu phí không hợp lý, thế nhưng trả lời báo chí vào thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Mạnh,  Phó Giám đốc Công ty CP Bến xe tàu phà Cần Thơ cho rằng công ty không làm gì sai.

Phó Giám đốc sở cũng “bất ngờ” vì phí “sử dụng dịch vụ sân đường” 

Tuy nhiên, dường như cảm thấy việc thu phí vẫn chưa đủ nên bắt đầu từ ngày 1/6/2015, Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ đã ra thêm khoản thu khác gọi là “dịch vụ sử dụng sân đường” để thu phí xe mô tô, ô tô cá nhân khi lăn bánh vào khu vực bến xe. 

Cụ thể, mức thu cho một lần xe ô tô cá nhân 9 chỗ trở xuống ra vào bến là 11.000 đồng/lượt mặc dù trước đó công ty này cho đăng thông báo là 10.000 đồng/lượt. Khi thu tiền, đơn vị này có xuất hoá đơn giá trị gia tăng nhưng ghi là thu kiêm lệnh xuất bến, trong hoá đơn không ghi đầy đủ thông tin về khách hàng, địa chỉ, mã số thuế.

Về vấn đề này, khi trả lời báo chí vào thời điểm đó, ông Trần Khởi Nghĩa, Phó phòng Hành chính - Quản trị (Cục Thuế TP Cần Thơ) cho biết: “Việc doanh nghiệp xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho khách hàng mà không điền đầy đủ thông tin là đã vi phạm Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hoá đơn không ghi đầy đủ thông tin là hoá đơn không hợp lệ. Trên hoá đơn ghi thu lệnh xuất bến nhưng lại sử dụng thu cho dịch vụ khác và thu cao hơn giá thông báo là không đúng”.

Đối với phí “dịch vụ sử dụng sân đường”, bà Hoàng Thị Huệ, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Cần Thơ vào thời điểm đó cho biết đây là loại dịch vụ “mà bà cũng mới nghe”.

Liên quan đến loại phí này, bà Hoàng Thị Huệ cho biết thêm, xét về hình thức thì giống như thu phí đầu tư phần đường vào bến xe theo hình thức đầu tư-kinh doanh-chuyển giao (BOT). 

Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn thu theo hình thức BOT thì phải khai báo với cơ quan chức năng về chi phí đầu tư hợp lý, chi phí này phải thể hiện bằng hoá đơn chứng từ hẳn hoi và doanh nghiệp phải trình phương án thu phí để thu hồi vốn và trong thời gian bao lâu.

Vì sao Bến xe Cần Thơ “nghiện” thu phí trong nhiều năm nay?

Bến xe Cần Thơ đã tự ý đặt ra những khoản thu vô lý từ nhiều năm nay

Khi phương án thu phí được duyệt thì doanh nghiệp mới được phép thu. Bà Huệ cũng nói thêm doanh nghiệp này có công bố với ngành chức năng là tổng chi phí bỏ ra đầu tư nâng cấp bến xe cho đến nay đã lên đến 40 tỉ đồng, nhưng chưa chứng minh được cụ thể bằng hoá đơn chứng từ pháp lý. 

Bà Huệ cũng cho rằng mức thu mà Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ đưa ra thu dịch vụ sử dụng sân đường là không có căn cứ cơ sở nào và cao gấp hàng trăm lần mức thu phí của đường cao tốc là bất hợp lý.

Bà Huệ đưa ra dẫn chứng về đường cao tốc Trung Lương - TP Hồ Chí Minh dài khoảng 50km nhưng xe dưới 12 chỗ đi qua chỉ đóng phí 40.000 đồng/lượt, tính ra 1km chưa đến 1.000 đồng, 1m chỉ 1 đồng.

Trong khi đó, đoạn đường từ cổng vào bến xe Cần Thơ và đi ra chỉ khoảng 100m nhưng thu đến 11.000 đồng. Tính ra mỗi mét đường thu đến hơn 100 đồng, như vậy là đã gấp hơn 100 lần đường cao tốc. Nếu đường cao tốc Trung Lương - TP Hồ Chí Minh áp dụng mức thu như bến xe Cần Thơ thì mỗi lượt xe qua phải đóng phí lên đến gần 6 triệu đồng, thật là điều vô lý khó chấp nhận!

Nối tiếp những vụ “đẻ” ra các loại phí vô lý trước đó, mới đây Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ đã tăng giá vé và đưa ra những khoản thu mà theo các doanh nghiệp thì cũng thuộc dạng… quá “vô lý”. 

Và đều đáng nói hơn là những khoản phí đó lại không nằm trong quyết định được phê duyệt (Quyết định 542/QĐ-UB của UBND TP Cần Thơ) về mức phí dịch vụ của các bến xe trên địa bàn. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ đã vượt cấp, tự đặt ra các khoản thu mà theo luật định nó thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, thành, mà ở đây là UBND TP Cần Thơ.

Và các công ty vận tải nói chung, hành khách - những người trực tiếp sử dụng và chịu ảnh hưởng bởi dịch vụ này nói riêng cần một lời giải thích rõ ràng về tình trạng tự ý đặt ra giá và các loại phí “không giống bất kỳ bến xe của các tỉnh, thành nào trên cả nước” xảy ra Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ. Và vì sao tình trạng công ty này “nghiện” thu phí đã diễn ra từ nhiều năm nay mà vẫn chưa được các ngành chức năng xem xét và giải quyết một cách thấu đáo?

Đọc thêm

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.