Giở chiêu “ma thuật” lách trần giá sữa

Giở chiêu “ma thuật” lách trần giá sữa
(PLO) - Áp giá trần với sữa đã được tính đến từ năm 2008 nhưng thất bại và từng bị lãng quên. Đến nay, nhà quản lý mới bắt đầu “nắm tóc” giới kinh doanh mặt hàng siêu lợi nhuận này. 
Song, liệu biện pháp đó có trụ được lâu dài, nhất là khi các DN sữa luôn có hàng trăm mánh khoé để lách luật? 
Ma thuật của doanh nghiệp sữa
Ngày 25/4, thông tin từ thị trường cho biết, sữa Mead Johnson đã đồng loạt thay đổi toàn bộ mẫu mã, bao bì và tung ra quảng cáo cải tiến sản phẩm theo công thức mới "360 độ Brain Plus", nhằm cho con phát triển toàn diện như thông minh hơn, phát triển cảm xúc, giao tiếp và khả năng vận động...
Tuy nhiên, bảng thành phần dinh dưỡng trên các hộp sữa của hãng này cũng như tất cả các hãng sữa khác, cũng có DHA, rồi sắt, axit folic, đồng, mangan, iot, các vitamin... Thật khó để biết, liệu có sự khác biệt thực sự nào không ở các vi chất dinh dưỡng này? Công thức mới kia liệu ưu việt đến đâu, hay chỉ thấy hệ quả tất yếu là hàng triệu ông bố bà mẹ phải cắn răng trả tiền thêm 7-11%?
Trong khi đó, trao đổi với PV, một lãnh đạo của Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính vẫn khẳng định, Cục không nhận được bất cứ bản đăng ký giá mới nào của Mead Johnson vừa qua, ngoại trừ 2 trường hợp là Abbott và Friesland Campina xin tăng giá đã bị bác lại "chờ giá trần" và trường hợp Nestle cố tình tăng giá trước khi được phép thì đã bị phạt. Một cách lý giải khác, có thể, những sản phẩm này của Mead Jonhson là... sản phẩm mới, không thuộc dòng "bình ổn".
Thực tế, những sản phẩm Enfamil và Enfagrow của hãng này, giờ chỉ khác duy nhất là cái tên dài hơn, với cái đuôi "360 độ Brain Plus", thế nhưng, với cơ quan quản lý, đây lại là sản phẩm mới, có thể không thuộc diện bình ổn, trong khi về bản chất, đây chỉ là trò "bình mới rượu cũ" và Mead Johnson đã ngang nhiên tăng giá mà không cần xin phép.
Trước mánh khoé này, bảng giá trần của Bộ Tài chính áp cho 5 mặt hàng sữa của Mead Johnson có lẽ sắp bị lui vào dĩ vàng. Dường như, 5 mặt hàng này đã bị chính doanh nghiệp có kế hoạch "khai tử" trên danh nghĩa.
Cùng đó, một hãng sữa lớn khác của Mỹ là Abbott đã tung chiêu "rút ruột", giảm tới 50g, từ hộp 900g xuống còn 850g đối với dòng sữa Pediasure nhưng giá vẫn giữ nguyên 580.000 đồng. Cục quản lý Giá cũng khẳng định, Abbott không làm sai vì... dòng sữa này không thuộc diện bình ổn, theo danh mục của Thông tư 30 mà Bộ Y tế ban hành.
Động thái trên diễn ra ngay trong bối cảnh Bộ Tài chính vừa công bố giá trần - một quyết định bình ổn được cho là "nặng" nhất từ trước tới nay đối với doanh nghiệp sữa. Khả năng ứng biến, lách luật, giở thủ thuật như trên khiến không ít người lo ngại sữa có thể 'lọt lưới" giá trần một cách dễ như bỡn! Rõ ràng, nhà quản lý giá đang phải "vất vả" chạy theo doanh nghiệp sữa.
Từ thất bại, buông lỏng đến tóm chặt
Phải nói rằng, trị căn bệnh tăng giá triền miên, bất thường của doanh nghiệp sữa là một cuộc đấu trí dai dẳng và đầy khó khăn. Để có thể làm được, cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải chuẩn bị đầy đủ công cụ pháp lý và quyết tâm lớn. Quyết định công bố áp giá trần của Bộ Tài chính mới chỉ là bước khởi đầu, và phần thắng thuộc về ai thì vẫn chưa thể nói trước.
Bởi rõ ràng, trong đời sống kinh doanh, doanh nghiệp sữa luôn có 1.001 kế sách để đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước.
Chẳng hạn như, trước kết luận, 4/5 doanh nghiệp sữa đã chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền 386 tỷ đồng, Mead Johnson đã viết thư cho lãnh đạo Bộ Tài chính biện minh rằng: "Pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào điều chỉnh quyền ra quyết định về mức chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị hợp lý của các công ty trong hoạt động kinh doanh. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ điều chỉnh vấn đề khấu trừ chi phí quảng cáo... khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp".
Mặc dù nêu ra khoản chi phí lớn đó, nhưng kết luận thanh tra vẫn phải thừa nhận Mead Johnson hoàn toàn tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013.
Không chỉ cãi lý với Nhà nước, các doanh nghiệp này lại luôn tỏ ra rằng việc tăng giá là bất đắc dĩ, chỉ là nhằm cân bằng mức giá đang bán lỗ nhằm hỗ trợ người tiêu dùng suốt thời gian qua. Trong khi thực tế, việc bán giá lỗ không phải vì sự hỗ trợ giá bán lẻ thấp, mà ở chính việc các doanh nghiệp này đã chi quảng cáo quá nhiều. Toàn bộ khoản tiền này, xét cho cùng, đều đã được đưa vào giá bán cho người tiêu dùng, bắt người tiêu dùng gánh.
Năm 2008, chính sách giá trần được Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính chắp bút, nhưng đã sớm chết yểu. Bởi, các căn cứ pháp lý đều thiếu sức nặng. Khi đó, doanh nghiệp sữa chưa bao giờ bị phạt hành vi tăng giá quá mức, mặc dù rõ ràng, giá đã tăng quá sức chịu đựng của người dân.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp chưa bao giờ đưa ra mức tăng tới 20% trong vòng 15 ngày - là mốc bị xử phạt theo Nghị định 107 của Chính phủ. Hay các dấu hiệu bắt tay, liên kết tăng giá là khá rõ, nhưng chính Bộ Tài chính đã thừa nhận việc xác định các vi phạm này theo Luật Cạnh tranh là rất khó. Việc xử lý đều theo vụ việc, do Hội đồng cạnh tranh quốc gia thụ lý. Ngoài ra, việc xử lý của Luật Cạnh tranh lại chủ yếu là giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp với nhau. Do đó, không thể vận dụng luật này để xử lý vấn đề tăng giá quá mức của doanh nghiệp sữa.
Đến nay, khi đã có Luật Giá, cùng với các kết quả thanh tra vừa qua, Bộ Tài chính có đủ công cụ pháp lý để đưa ra quyết định giá trần sữa, đánh tan nghi ngờ của dư luận. 
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) khẳng định, cơ quan quản lý sẽ kiểm soát được việc thực thi giá trần của doanh nghiệp, bất kể, doanh nghiệp biện luận thế nào. Trong bảng giá trần, Bộ đã loại bỏ các chi phí bất thường, không hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp đồng thời, đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận hợp lý.
"Chắc chắn, sẽ không có chuyện ngân sách đứng ra bù lỗ cho doanh nghiệp sữa. Nếu thực sự có lỗ, Bộ Tài chính sẽ xem xét lại giá trần. Thêm vào đó, giá trần này không phải là cứng nhắc. Nếu như doanh nghiệp sữa có cải tiến chất lượng, Bộ cũng sẽ tính toán chi phí tăng thêm cho doanh nghiệp để có giá trần phù hợp", ông nói.
Ông Nghĩa cũng nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp cũng phải tự xác định trách nhiệm xã hội, có sự chia sẻ với người tiêu dùng - thực chất là hàng triệu trẻ em Việt Nam mà từ đó, cần tiết giảm chi phí".

Đọc thêm

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).

Vietjet mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Jakarta nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Indonesia

Vietjet chào mừng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đi Jakarta tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Ngày 5/8, tại Jakarta (Indonesia), Vietjet đã chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia.

Vietjet mở đường bay thẳng Đà Lạt đi Busan

Máy bay Vietjet.
(PLVN) - Vietjet chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Đà Lạt với Busan, phục vụ khách hàng bay dễ dàng giữa thành phố ngàn hoa lãng mạn của Việt Nam và thành phố biển lớn nhất Hàn Quốc với chỉ hơn 5 giờ bay.

Định vị thú cưng

Chip định danh, vòng cổ GPS chỉ truy được “hành tung” của chó, mèo, chứ không thể quản lý hành động của chúng. (nguồn: Stockpicture)
(PLVN) - Quản lý động vật nuôi trong nhà là một công việc khó khăn đối với mỗi người. Vì vậy, có nhiều chủ vật nuôi đã lựa chọn bắn chip định danh hoặc đeo vòng cổ định vị GPS để kiểm soát được “thú cưng”. Tuy nhiên, kết quả của ứng dụng công nghệ hiện đại này ra sao vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi.