Người Việt dùng ôtô - khi cái chết cận kề

Chỉ 20% tài xế Việt có thói quen thắt dây an toàn dù bộ phận này giúp giảm 50% nguy cơ tử vong khi tai nạn.

21 giờ ngày 6/3/2011, trời miền Bắc lạnh như cắt trong tiết tháng 2 âm lịch. Trịnh Hà (41 tuổi, Thanh Hóa) nhận cuộc gọi từ số của chồng, nhưng đầu dây bên kia là y tá của bệnh viện Tam Điệp (Ninh Bình). Chồng cô bị tai nạn ôtô, đang hôn mê sâu. 

Người phụ nữ với chiều cao khiêm tốn, thân hình mập mạp thường ngày khỏe mạnh nay đứng không vững, đổ sụp xuống bộ ghế salon mới mua. Thông báo tin cho hai đứa con vẫn còn là học sinh, rồi ba mẹ con ôm nhau khóc. Trong phút chốc, từ một chủ sạp quần áo tại chợ trung tâm huyện rất lanh lợi, Hà không còn biết phải làm gì, ngoài việc gọi cho họ hàng. 

Trước đó 30 phút, chồng Hà là Phạm Phương (42 tuổi) gặp tai nạn tại Dốc Xây, con dốc khuất tầm nhìn vốn được coi là ranh giới tử thần giữa Ninh Bình và Thanh Hóa. Phương làm nghề quản lý xe ra vào bến, kiểm soát khách lên xuống cho một nhà xe địa phương chạy tuyến Thanh Hóa - Hà Nội. Như mọi ngày, cứ khoảng 20 giờ 30 phút xe từ Hà Nội về tới Dốc Xây. Hôm đó Phương ngồi ở ghế phụ, chân gác lên táp-lô nằm ngủ. Trời mưa, đường trơn, tài xế mất kiểm soát, chiếc xe 24 chỗ đâm thẳng vào đuôi xe rơ-moóc, tất cả tối xầm. 

Ghế của Phương cũng như những ghế khác bị tháo hết dây an toàn, hình ảnh quen thuộc về xe khách tại Việt Nam. Mất 6 tháng đi đủ các bệnh viện từ tỉnh ra Việt Đức (Hà Nội) rồi về lại tỉnh, Phương mới giữ được mạng sống, nhưng lúc nhớ lúc quên, không thể làm việc trở lại. Căn nhà mặt đường khang trang phải bán vội để đủ tiền chữa trị gần một tỷ.

Cách nhà vợ chồng Phương chỉ 500 m là một gia đình với vị thế xã hội khác hẳn. Mai Tuấn giữ chức to tại cơ quan huyện, vợ là trưởng bộ môn Toán trường cấp ba. Tháng 8/2017, trong một lần đi ăn giỗ, Tuấn lái chiếc Mazda3 đâm xuống ruộng, xe nổ túi khí. Hai bố con ngồi trên không ảnh hưởng, nhưng vợ ngồi sau không thắt dây an toàn nên gãy cổ. 

Chiếc Mazda của 3 người nhà Tuấn gặp nạn tại Ninh Bình.

Chiếc Mazda của 3 người nhà Tuấn gặp nạn tại Ninh Bình.

Người Việt đang hàng ngày đi ôtô, từ xe con tới xe khách với kiến thức về an toàn gần như bằng không. Một số nhà xe có trang bị dây an toàn ở các ghế, nhưng cũng chỉ để làm cảnh. Tài xế không nhắc nhở khách hàng, trong khi khách không có chút ý niệm. 

Cả Phương, Tuấn đều không nghĩ tới việc thắt dây an toàn và nhắc người khác thắt dây khi đi ôtô. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, người ngồi ghế trước sẽ giảm 45-50% nguy cơ tử vong nếu thắt dây an toàn, giảm 20-45% nguy cơ bị thương nghiêm trọng và giảm 25-75% nguy cơ tử vong và bị thương ở ghế sau. 

Dây an toàn và túi khí là hai bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống công nghệ an toàn thụ động trên ôtô. Khi những công nghệ an toàn chủ động như cảnh báo va chạm, phanh chủ động, hỗ trợ phanh, khung xe hấp thụ lực... đều đã trở nên vô nghĩa, thì dây an toàn và túi khí là cơ hội cuối cùng để bảo vệ an toàn cho người trên xe. Nhưng số người hiểu được vấn đề này lại không nhiều. 

Toyota Nhật Bản cho biết, trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ số người đi ôtô cài dây an toàn trên xe hơi là rất thấp, chỉ 25%. Mức này ở Nhật là trên 90%. Cao nhất ở khu vực là Thái Lan và Indonesia với 30%, trong khi Việt Nam, với văn hóa ôtô đi sau nhiều chục năm, tỷ lệ này chỉ 20%. 

Thị trường xe hơi Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai, khi những tiêu chí bền, giữ giá dần thoái trào để nhường chỗ cho thiết kế đẹp và trào lưu "option hóa". Trong những option mà khách hàng luôn quan tâm mỗi khi mua xe, công nghệ an toàn vẫn là một yếu tố không ảnh hưởng quá nhiều. 

Nguyễn Nam, nhân viên bán xe kỳ cựu tại một đại lý xe Nhật cho biết, mỗi ngày anh tiếp cả chục lượt khách, mỗi tháng vài trăm lượt, nhưng họa hoằn lắm mới có người hỏi "xe này có bao nhiêu túi khí". Khi cân nhắc giữa hai phiên bản, khách thường hướng tới tiện nghi hưởng thụ chứ ít ai quan tâm tới an toàn.

"Khách sẽ chọn phiên bản này vì hơn phiên bản kia ở gương gập tự động, điều hòa tự động, màn hình cảm ứng, chứ hiếm khi vì một bản 6 túi khí, một bản chỉ hai túi khí", Nam cho biết. 

Không chỉ khách hàng bình dân, thói quen này còn đúng với khách hàng xe sang. Thiết kế, câu chuyện và sự nuông chiều của không gian nội thất lấn át những thông số kỹ thuật khô khan về công nghệ như ổn định thân xe, hỗ trợ phanh, cảnh báo điểm mù. Quản lý bán hàng một showroom xe sang Đức từng ngao ngán, khi có những khách hàng xách cả túi tiền mặt nhiều tỷ đến mua xe, nhưng lại chỉ quan tâm "xe này ngồi có êm như xe khác". 

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng doanh số ôtô qua các năm nhanh nhất trong khu vực, số người lái và sử dụng ôtô ngày càng chiếm phần lớn hơn trong dân số. Nhưng tốc độ nhận thức, am hiểu về văn hóa đi xe lại không tăng tương ứng. Chuyên gia lái xe an toàn của các hãng cho biết, mỗi lần cho khách lái thử xe là một lần thót tim "cầu nguyện". Những chuyên gia này cho rằng, để thay đổi, đào tạo sát hạch và pháp luật phải hoàn thiện. 

Thắt dây an toàn ở mọi vị trí là quy định bắt buộc.

Thắt dây an toàn ở mọi vị trí là quy định bắt buộc.

Thực tế, thắt dây an toàn hay lái xe thế nào để an toàn đều là một phần trong giáo trình dạy lái xe. Luật Việt Nam cũng quy định bắt buộc mọi vị trí trên xe đều phải thắt dây an toàn nếu có trang bị. Nếu không thắt, mức phạt theo Nghị định 46/2016 là 100.000-200.000 đồng. Cả triệu lượt ôtô cứ qua lại ở những ngã tư mỗi ngày, nhiều tài xế không thắt dây, nhưng không ai bị phạt. Vẫn còn đó là những quan điểm "ngô nghê" như đi chậm trong thành phố không cần thắt dây an toàn hay thắt dây ra phía sau lưng để xe khỏi cảnh báo.

Hơn 7 năm từ khi gặp tai nạn thảm khốc, hiện Phương chỉ quanh quẩn đi ra đi vào, quét nhà quét sân. Anh nhiều lần ngỏ ý muốn kiếm một công việc để đi làm trở lại, nhưng gia đình phản đối vì não bộ không ổn định. Vợ Tuấn sau vụ tai nạn đã trở lại đứng lớp, nhưng mang tâm lý sợ ôtô, mỗi lần nhắc tới đi xe đường dài là một lần chóng mặt. 

Cái giá mà gia đình Phương hay Tuấn phải trả, vẫn còn "may mắn" theo cách nói của nhiều người, vì giữ được mạng sống, dù cái chết cận kề. Mỗi năm Việt Nam có hơn 22.000 người chết vì tai nạn giao thông. Trong số đó, có những người không bao giờ về nhà vì quên thắt dây an toàn.

Phương hàng ngày ngồi ở bộ bàn uống trà trước nhà, thỉnh thoảng nói thao thao bất tuyệt về những chiếc xe con chạy qua, thứ từng là mục tiêu phấn đấu, khi anh còn kiếm ra tiền.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.