Nỗi niềm những thầy cô ngồi trực cổng trường

Dù là lý do nào đi chăng nữa thì những thầy cô bị Ban giám hiệu phân công trực trường cũng là những người bị thua thiệt, mặc cảm với chính đồng nghiệp của mình.

Nhiều trường Trung học cơ sở học hiện nay có một phòng trực ngay cổng ra vào của đơn vị và người ngồi trực ở đây thường là bảo vệ, đội cờ đỏ để quản lý học sinh và khách khứa ra vào hàng ngày.

Tuy nhiên, có một số trường hiện nay bố trí thêm giáo viên ngồi trực hành chính tại đây nên những thầy cô này cũng ngồi ở phòng trực cùng với các em đội cờ đỏ vào các ngày trong tuần.

Vẫn biết đã là công việc thì việc nào cũng đáng trân quý nhưng hình ảnh người thầy khi bị phân công trực ở cổng trường gợi nên nhiều nỗi niềm vì công việc chính của người thầy là đứng lớp, là dạy dỗ học trò chứ đâu phải ngồi trực ở… cổng trường!

Công việc của người thầy là đứng lớp nhưng có một số thầy cô bị phân công... trực trường. (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)

Công việc của người thầy là đứng lớp nhưng có một số thầy cô bị phân công... trực trường. (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)

Một số thầy cô phải thường xuyên tham gia trực trường

Cơ cấu các chức danh trong trường học hiện nay thường được biên chế đầy đủ, mỗi người một nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Ngạch giáo viên và nhân viên đều khác, giáo viên làm việc theo số tiết trong tuần, nhân viên làm việc theo chế độ hành chính. 

Việc quản lý học sinh thường có một Phó hiệu trưởng ngoài giờ, Tổng phụ trách Đội, đội cờ đỏ và việc bảo vệ nhà trường thì có nhân viên bảo vệ.

Trực tại cổng trường thì thông thường là bảo vệ và một số em cờ đỏ trực vào các buổi học trong tuần. Phía trong là của Ban giám hiệu, thầy cô làm công tác Tổng phụ trách Đội.

Trên lớp dạy thì đã có giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đảm nhận, quán xuyến.

Như vậy, chỉ có khoảng thời gian trước giờ vào học, lúc tan học là học sinh qua lại cổng trường còn giờ chơi thì học sinh cũng chỉ chơi trong phạm vi khuôn viên trường học mà thôi.

Thế nhưng, một số trường học vẫn duy trì giáo viên trực cổng trường, nhất là những ngôi trường lớn. Nếu mọi người ra vào trường học thường xuyên thì sẽ thường bắt gặp hình ảnh thân thuộc của một vài thầy cô ngồi ở phòng trực ở cổng trường...

Vậy, họ là ai và vì sao thầy cô lại phải ngồi trực ở cổng trường?

Việc giáo viên trực hành chính và được quy định ngồi trực ở cổng trường hiện nay có nhiều lý do.

Thứ nhất là hiện nay ở cấp Trung học cơ sở có tình trạng thừa giáo viên nên những thầy cô dạy thiếu tiết theo quy định thì bị phân công trực trường cho đủ số tiết.

Thứ hai là những thầy cô bị phân công trực trường thông thường là những thầy cô có phần “chậm chạp” trong giảng dạy hoặc những thầy cô mà không làm vừa lòng lãnh đạo. Nhưng, không phải tổ nào thiếu là tất cả các giáo viên thay nhau trực mà Ban giám hiệu thường phân công trực trường tập trung vào 1-2 cá nhân nào đó ở trong tổ mà thôi. Chính vì thế mà những thầy cô dạy ít tiết là trực trường gần như suốt các buổi trong tuần.

Đồng thời, có cả những thầy cô chưa đủ chuẩn bằng cấp nên khi thừa thì sẽ bị phân công trực trường đầu tiên.

Nhưng, dù là lý do nào đi chăng nữa thì những thầy cô bị Ban giám hiệu phân công trực trường cũng là những người bị thua thiệt, họ thường mặc cảm với chính đồng nghiệp của mình khi hàng ngày phải đối diện lúc ra vào trường học.

Nhất là những thầy cô bị phân công trực trường thì các ngày đầu tuần khi chào cờ hay những ngày lễ của trường cũng phải đảm nhận khâu giữ gìn trật tự cho nhà trường.

Trong khi các đồng nghiệp của mình ngồi trên ghế yên vị ở phía trên thì những thầy cô này thường được phân công ngồi ở phía sau để quản lý học sinh và thường xuyên phải đi lại từ lớp này sang lớp khác để nhắc nhở.

Những nỗi buồn hiện hữu hàng ngày

Có lẽ trong thâm tâm của những thầy cô bị phân công trực trường sẽ thường xuyên mang một nỗi buồn thường trực trong lòng bởi khi tuyển dụng thì họ là giáo viên đứng lớp chứ không phải là trực trường hay là giám thị trường học.

Nhưng, những thầy cô trực trường thì phải làm việc theo giờ hành chính. Phải có mặt khi học sinh vào trường và ra về khi học sinh ra về hết. Trong khi các đồng nghiệp của mình hàng ngày lên lớp, hết tiết thì ra về, ngày có tiết thì vào trường, ngày không có thì ở nhà.

Nhiều khi học sinh cũng không biết thầy cô đó đảm nhận nhiệm vụ gì ở phòng bảo vệ...

Giá như, các trường không thừa giáo viên, nhà trường không “thừa giấy vẽ voi” và bản thân các thầy cô này cố gắng hơn một chút thì đâu đến nỗi được đào tạo sư phạm để đi dạy học mà ra trường lại phải đi trực trường.

Giá như, trường học có hẳn chức danh giám thị thì không nói làm gì nhưng đằng này những thầy cô đứng lớp mà bị phân công đi trực trường thật đáng phải suy nghĩ. Vậy nhưng, một công việc tầm phơ, tầm phào ấy vẫn đang xuất hiện ở một số trường học Trung học cơ sở hiện nay.

Và thực tế, công việc hàng ngày của họ cũng không thật rõ ràng, ngồi trực và khi cần một việc gì đó thì Ban giám hiệu "nhờ" mà thôi.

Ngày 20/11 lại đang đến gần, nhiều giáo viên đứng lớp khi tâm sự với nhau thường chạnh lòng, thương cảm cho những đồng nghiệp của mình nhưng chẳng thể giúp gì vì biết đâu mình cũng sẽ có một ngày như thế...

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?