Cuộc sống sinh viên của nam sinh '10 năm được bạn cõng'

Không có Hiếu bên cạnh, Tất Minh được bố đẩy xe và cõng lên giảng đường những tháng đầu nhập học. Hai cha con đã dần bắt nhịp được với cuộc sống chốn thị thành.

Nam sinh được bạn 10 năm cõng đến trường nhập học tại Đại học Bách khoa

* Nam sinh 10 năm cõng bạn đến trường: Nếu được đặc cách, em cũng từ chối

* Đôi bạn 10 năm cõng nhau đi học: Tấm lòng của những người thầy

Trong căn phòng 25 m2 ở tầng 1 tòa nhà B6 ký túc xá Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Tất Mây (46 tuổi, quê Thanh Hóa) đang chuẩn bị bữa trưa cho con trai. Con trai của ông - em Nguyễn Tất Minh bị khuyết tật hai chân và một tay từng được biết tới với  tình bạn đẹp kéo dài hơn 10 năm với Ngô Văn Hiếu (hiện là sinh viên Đại học Y Thái Bình). Suốt quãng đời học sinh, Minh đã được Hiếu cõng trên lưng từ nhà đến trường, ngày nắng cũng như ngày mưa, cùng nhau viết ước mơ đèn sách.

Bây giờ, Minh và Hiếu đều đã trở thành sinh viên, học ở hai trường đại học cách xa nhau. Ông Mây thay Hiếu tiếp tục cùng Minh đi trên con đường tri thức. Cuộc sống chốn thành thị của hai bố con trong những tháng đầu tiên nhiều xáo trộn, không ít khó khăn nhưng cũng đầy ắp tiếng cười.

3 tháng bắt đầu cuộc sống học đại học, Minh được bố hỗ trợ mọi việc.

Ông Mây kể, trong hai tháng đầu ông thường dậy từ 5h để chuẩn bị bữa sáng cho con, đi bộ đến chợ cách ký túc xá gần một cây số, nấu cơm, giặt quần áo rồi ngày hai lần theo xe lăn của con tới trường và cõng con lên giảng đường, đến giờ lại đón con về.

"Mấy nay tôi đỡ vất hơn, không phải đưa Minh đi học nữa vì có nhóm tình nguyện của trường hỗ trợ. Vả lại tôi mới được nhà trường sắp xếp công việc bơm nước cho ký túc xá nên cũng 'bận' hơn", ông Mây cười chia sẻ.

Nhớ hồi đầu mới ra Hà Nội, ông Mây phải làm quen với cuộc sống không có vợ hay con trai thứ hai ở bên, không có vườn tược, đồng ruộng để làm, ông chỉ quanh quẩn trong khu ký túc xá của trường... Nhiều lúc buồn tay buồn chân.

Ông Mây được nhà trường sắp xếp công việc bơm nước cho ký túc xá. Hàng ngày ông Mây thường bơm nước vào buổi sáng sớm, chốc chốc lại ra kiểm tra xem đầy chưa. Vào mùa đông, lượng nước sinh viên dùng ít hơn nên công việc cũng nhàn hơn.

Ông Mây được nhà trường sắp xếp công việc bơm nước cho ký túc xá. Hàng ngày ông Mây thường bơm nước vào buổi sáng sớm, chốc chốc lại ra kiểm tra xem đầy chưa. Vào mùa đông, lượng nước sinh viên dùng ít hơn nên công việc cũng nhàn hơn.

Khó khăn hồi đầu với ông có lẽ là việc cõng con trai nặng 40 kg lên cầu thang đi học. Nếu với sức khỏe bình thường, số cân ấy không nề hà gì nhưng tháng 3 vừa rồi, ông Mây gặp tai nạn khai thác đá, đinh trong chân vẫn chưa kịp rút, sức khỏe ông yếu dần đi. Có những hôm Minh học ở tầng 5, ông cõng đến tầng 3 phải đứng nghỉ.

"Nhưng nay, lớp học của Minh được nhà trường sắp xếp xuống tầng 1, kể cả phòng ký túc xá cũng được sắp xếp để tiện cho hai bố con sinh hoạt, cũng như di chuyển. Nên giờ tôi cũng đỡ vất hơn lúc trước rất nhiều", ông Mây nói.

Mức lương 1,5-2 triệu đồng từ việc bơm nước được nhà trường bố trí, đã phần nào hỗ trợ bố con Minh. Nhưng ông Mây vẫn lo lắng vì giá cả ở Hà Nội mua một mớ rau, đã đắt hơn ở quê gấp 2-3 lần. Hiện tại, cả gia đình bốn người phải phụ thuộc hoàn toàn vào đồng lương của người vợ làm thời vụ trong công ty may mặc ở quê. "Tạm thời trong năm đầu này Minh được trường Bách khoa hỗ trợ tiền học, tiền ở. Hai bố con chỉ mất các loại sinh hoạt phí như ăn uống, điện nước, vừa hỗ trợ được con. Nhưng đợi một thời gian nữa ổn định, rút đinh ở chân sẽ tìm thêm công việc nào đấy để có thêm thu nhập, để đỡ vất cho vợ. Vừa tiện chăm sóc con", ông Mây cho biết.

Tất Minh vào lớp lúc 6h45, tan sớm lúc 9h30, hôm nào học muộn là 11h30, cũng có hôm học thêm ca chiều đến 14h30 mới kết thúc.

Tất Minh vào lớp lúc 6h45, tan sớm lúc 9h30, hôm nào học muộn là 11h30, cũng có hôm học thêm ca chiều đến 14h30 mới kết thúc.

Còn Tất Minh, khi được hỏi về cuộc sống mới và bạn thân Ngô Văn Hiếu, em chia sẻ, cuộc sống 3 tháng xa nhà, xa Hiếu khiến Minh trưởng thành và tự lập hơn rất nhiều. Như trước kia, nhiều việc cá nhân Minh được Hiếu cùng nhiều người trong nhà giúp đỡ, thì nay em phải tự làm tất thảy. Cả việc đi học, không có Hiếu đồng hành nên có cảm giác hơi hụt hẫng và buồn. Ngày trước đi học 2 đứa thường kè kè bên nhau, "chém gió", tíu tít với nhau rất vui. Giờ chỉ liên lạc qua điện thoại, lên đại học cả 2 đều bận hơn trước, nên thời gian tâm sự cũng ít đi.

Thỉnh thoảng có thời gian vào cuối tuần Hiếu cũng xuống Hà Nội thăm Minh, lúc đấy gặp lại cả hai rất vui mừng, đặc biệt cảm xúc lần gặp lại mặt đầu tiên sau bao ngày xa cách, cả hai líu lo suốt 1 buổi chưa hết chuyện.

"Nhưng bù lại có bố ra đây hỗ trợ em, phần nào em cũng bớt nhớ nhà. Nhìn thấy bố vất vả em cũng thương, em mong thời gian nữa ổn định, bản thân có thể tự làm mọi việc (hiện còn nấu cơm và phơi quần áo gây khó khăn cho em), em sẽ 'đuổi' bố về với mẹ để em trưởng thành hơn", Minh cười hiền tâm sự.

Ăn xong bữa cơm trưa đạm bạc, ông Mây lại đẩy xe lăn đưa con ra khuôn viên ký túc xá đi dạo, vừa để hít thở không khí thoáng đãng vừa tranh thủ trò chuyện với con. Nhưng thỉnh thoảng, Minh lại nói bố để em tự điều khiển chiếc xe của mình. Em muốn được tự lập, bớt phiền hà mọi người và trên hết là muốn bố có thêm thời gian nghỉ ngơi.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?