Công dân học tập - Mô hình giáo dục thời kinh tế số

Mỗi người phải không ngừng học tập để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong xã hội mới.
Mỗi người phải không ngừng học tập để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong xã hội mới.
(PLVN) - Công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, do đó mỗi người dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức, năng lực cần thiết để đáp ứng được sự đòi hỏi, yêu cầu của công việc và của xã hội trong tình hình mới. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo khoa học “Trường đại học với việc xây dựng và triển khai mô hình “Công dân học tập” diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Yêu cầu cấp thiết nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trực tiếp đến lực lượng lao động ở tất cả các lĩnh vực, nếu chúng ta không kịp thời nắm bắt và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo các tiêu chí cụ thể của “Công dân học tập” – là con người với những năng lực và phẩm chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nền kinh tế số thì Việt Nam chúng ta sẽ bị tụt hậu xa hơn về mọi mặt vì nguồn nhân lực này chủ yếu do hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng, các trường nghề đảm nhiệm.

Thực tế hiện nay, nguồn nhân lực của đất nước, lực lượng lao động đang tham gia vào thị trường lao động còn yếu về chất lượng, thiếu kỹ năng làm việc và tác phong lao động công nghiệp.

GS.TS Nguyễn Thị Doan dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2019  đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam được 3,79 điểm trên thang 10 điểm. Đến nay, lực lượng lao động của chúng ta khoảng 55,16 triệu người, chiếm khoảng 59% dân số, song tỷ lệ lao động đã qua đào tạo bằng các hình thức chỉ đạt khoảng 50% tổng lực lượng lao động của cả nước, gần 80% số người lao động từ 15 tuổi trở lên chưa có văn bằng, chứng chỉ đào tạo. Kỹ năng mềm của lao động Việt Nam nằm ở mức trung bình hoặc yếu, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.

Còn theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 55,63% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ sơ cấp, phổ thông các cấp, 75% lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì có nhiều, từ quản lý vĩ mô đến quản lý vi mô, song với trách nhiệm của mình, ta cần tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên vì trách nhiệm của các trường đại học và trường nghề là đào tạo nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước phù hợp với mỗi giai đoạn.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cũng đặt ra vấn đề cần đổi mới nhận thức về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chí “Công dân học tập”. Theo đó, trước tiên cần thống nhất nhận thức là buộc phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu nền kinh tế số, phát triển dựa vào tri thức và bằng tri thức theo tiêu chí “Công dân học tập” tiếp cận dần theo tiêu chí “Công dân toàn cầu”. Đó là các công dân cần có đầy đủ 2 tiêu chí về năng lực và phẩm chất.

Về năng lực cần có nhóm năng lực cá nhân (kỹ năng mềm), nhóm năng lực sử dụng các công cụ phục vụ quá trình lao động của bản thân, nhóm năng lực chuyên môn vượt trội đối với đồng nghiệp trong đơn vị, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao và nhóm năng lực thực hiện và giải quyết các quan hệ xã hội.

Về phẩm chất cần có đạo đức trong sáng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; đoàn kết, nhân ái, chia sẻ; có tinh thần hợp tác trong công việc. Đây cũng chính là những năng lực và phẩm chất cần có của “Công dân học tập” thời kỳ Cách mạng 4.0 mà mỗi thành viên của nguồn nhân lực chất lượng cao cần có.

Thay đổi quan niệm giáo dục thường xuyên là chất lượng thấp

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, từ thực tế trên cho thấy yêu cầu ngày càng bức thiết trong việc xây dựng xã hội học tập với hệ thống giáo dục mở linh hoạt, liên thông với môi trường bên ngoài, tăng cơ hội tiếp cận tri thức cho mọi người.

Hệ thống giáo dục học tập suốt đời phải mở về không gian, đối tượng, tài nguyên giáo dục và cơ hội học tập. Trong đó giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng là tạo cơ hội cho mọi người học tập suốt đời, tạo điều kiện và sẵn sàng cập nhật kiến thức, kỹ năng thường xuyên theo mọi nhu cầu của xã hội. 

Trao đổi tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Muốn thích ứng, tận dụng được thời cơ của cuộc cách mạng 4.0 cần phải có một đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, chuyên gia và quan trọng hơn là phải có những người dân nắm bắt được tri thức khoa học, công nghệ. Chúng ta cần có những phong trào bình dân học vụ 2.0 để “xoá mù công nghệ” thì mới có thể nắm bắt được cuộc cách mạng công nghệ hiện nay cũng như trong tương lai.

Giáo dục đại học đã có sự thay đổi có tính lịch sử đó là các trường đại học đã tự chủ hoàn toàn, là xu thế tất yếu. Các trường không chỉ thi đua vươn lên khẳng định uy tín, mà còn nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học để thực hiện sứ mệnh “trường đại học không chỉ là nơi truyền thụ tri thức mà còn làm ra tri thức mới”.

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam được nâng lên liên tục nhờ các công bố quốc tế với 85% từ các trường đại học, trong đó có những trường lâu năm như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội và cả những trường rất mới như ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân.

Tuy nhiên, sự đổi mới trong giáo dục thường xuyên, phải nhìn nhận thẳng thắn, chưa được mạnh mẽ như giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và cần sự chỉ đạo tập trung quyết liệt hơn. “Chúng ta phải thay đổi suy nghĩ giáo dục thường xuyên kém hơn rất nhiều so với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học”.

Muốn vậy chúng ta cần tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, phát huy sáng tạo của giáo viên, học sinh, từ đó hình thành thói quen học tập suốt đời. Đồng thời, hệ thống giáo dục thường xuyên phải thay đổi, không chỉ là nơi bổ túc văn hoá phổ thông mà có thể đáp ứng được nhu cầu những người muốn học ở trình độ cao hơn như cao đẳng, đại học và nhất định phải gắn với chất lượng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn sau hội thảo, Bộ GD&ĐT phối hợp Hội Khuyến học, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, một số trường ĐH thực hiện thí điểm cơ chế gắn kết với hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, học tập cộng đồng tại một số địa phương để thay đổi quan niệm “giáo dục thường xuyên là trình độ thấp, chất lượng kém” thành chất lượng cao từ bậc học thấp đến đại học.

Đọc thêm

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.