Cô giáo Hà Nội bị tạt axit tìm lại niềm vui trên bục giảng

(PLVN) - Ngày đầu tiên trở lại lớp, cô giáo Huyền (35 tuổi, Gia Lâm) đội tóc giả che đi phần đầu bị lõm và một bên tai đã mất. 

Hít một hơi thật sâu, Đặng Thị Thanh Huyền bước vào lớp, thuộc một trung tâm tiếng Anh ở Ninh Hiệp, Gia Lâm, cách nhà 4 km. Lũ học sinh lâu ngày không gặp vây quanh cô giáo tròn xoe mắt hỏi: 

- Mặt cô bị làm sao thế?

- Cô bị bỏng - chị Huyền đáp.

- Thế bao giờ cô mới khỏi?

Chị chỉ cười và bắt đầu bài học mới. Chất giọng quen thuộc và cách truyền đạt giúp nữ giáo viên nhanh chóng chiếm lại cảm tình của học sinh. Khi trải qua những ngày đau đớn nhất vì hành động tội ác của chồng cũ, chính Huyền cũng không dám nghĩ có thể "tái sinh" như bây giờ.

Chị Huyền và chồng ly hôn năm 2017. Nhưng vì con, chị chấp nhận quay về sống chung với anh ta ở phòng trọ thuộc Yên Viên, Gia Lâm. Tháng 3/2018, họ mâu thuẫn đỉnh điểm. Chị bị chồng cũ tạt axit trước mặt con gái và bố đẻ.

"Chỉ sau 5 giây, tôi cảm nhận được cơ thể mình như bao nilon bị co lại vì lửa đốt", chị nhớ lại. Lờ mờ đoán bị tạt axit, chị bảo con gái "đừng chạm vào người mẹ". 

Nạn nhân được đưa vào Viện bỏng quốc gia, bất tỉnh suốt năm ngày, tổn thương sức khỏe vĩnh viễn 64%. Bác sĩ khuyên gia đình nên chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất. Nhưng sau đó chị Huyền tỉnh lại, đau đớn khi toàn thân rỉ máu.

Cô Huyền được PGS- TS Vũ Quang Vinh điều trị tại bệnh viện Bỏng Quốc gia năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cô Huyền được PGS- TS Vũ Quang Vinh điều trị tại bệnh viện Bỏng Quốc gia năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cơ thể bị băng bó chỉ hở mắt phải, gần như bị biến dạng vì bỏng axit. Không thể nói, thị lực giảm sút, nằm bất động suốt bốn tháng liền, sinh hoạt của cô con gái đều phụ thuộc vào ông bố.

"Tôi tưởng đã đến lúc có thể báo hiếu cha mẹ thì giờ đến cầm cốc uống nước cũng không được", chị Huyền nhớ lại. Những ngày đó, mỗi khi tủi thân chị lại khóc khiến những vết thương ứa máu. Thậm chí có lúc ý định tự tử nhen lên trong đầu, "nhưng có muốn chết cũng chẳng có sức mà chết".

Chị tập nói, tập đi trở lại như một đứa trẻ. Đến tháng thứ năm, Huyền xin về nhà thăm con vào cuối tuần. Vừa đến cổng, người mẹ hào hứng "Nhím ơi, mẹ về rồi đây". Con bé từ trong nhà hăm hở chạy ra nhưng đột nhiên đứng sững lại, không sà vào hai cánh tay đang dang rộng chờ mình. Mãi sau, khi những người xung quanh gọi vào giải thích "đây là mẹ Huyền", đứa trẻ 8 tuổi mới lại gần, khẽ chạm lên cánh tay mẹ. Mặt nó buồn rầu, không nói.

"Lần đầu nhìn thấy mình trong gương tôi cũng không sốc và đau khổ bằng việc con gái không nhận ra mình", chị nghẹn giọng.

Tối đó, mẹ con chị Huyền ngủ chung giường. Cô con gái quay mặt vào tường rồi đột nhiên quay ra ôm, bắt mẹ hứa sẽ điều trị để xinh đẹp như xưa. "Ừ, mẹ hứa", chị ôm lấy con, nước mắt ướt đẫm.

Ngày hôm sau, Huyền trở lại viện, tiếp tục cuộc chiến phục hồi chức năng - quyết tìm lại chính mình. Tổn thương vùng đầu nên thời tiết thay đổi, đầu chị đau như búa bổ. Phải làm phẫu thuật đục sọ ghép da, biết có thể mất mạng nếu không thành công, nhưng chị chấp nhận. Ca phẫu thuật may mắn thành công nên Huyền bớt đau đớn hơn.

Trong các đợt luyện tập phục hồi, có những lúc chị ngất lịm vì đau đớn, phải uống thuốc giảm đau "thay cơm". Những vết sẹo co kéo làm biến dạng các bộ phận bị bỏng và hạn chế cử động. Phần cổ bị sẹo kéo gập, không thể quay, ngửa cổ hay uống nước bằng cốc như người bình thường.

"Lớp da bị căng như dây thừng sắp đứt. Có những lúc vết thương bật máu, nhưng phải kiên trì vì chỉ cần bỏ tập nửa buổi, mọi cố gắng sẽ quay về con số không", chị kể. Bố mẹ cất gương vì sợ con buồn, nhưng chị Huyền soi mình tập luyện mỗi ngày. Chị chụp ảnh selfie để theo dõi sự thay đổi của mình. 

Cuối năm đó, nữ giáo viên được chuyển lên khoa tạo hình thẩm mỹ, kết hợp điều trị cùng trung tâm tạo hình thẩm mỹ của Viện Bỏng Quốc gia.

Theo phác đồ điều trị, từng bước, bệnh nhân được tạo hình lại từng nét trên khuôn mặt. Các bác sĩ ứng dụng kỹ thuật vi phẫu, siêu vi phẫu để dịch chuyển các vạt da từ các vùng cơ thể khác nhau (như lấy từ lưng, đùi, bụng...) lên để phục hồi các vết thương, vết sẹo do bỏng axit để lại.

Đây là một trong những phương pháp hiện đại và phức tạp nhất hiện nay trên thế giới - lấy toàn bộ cấu trúc da bao gồm cả các mạch máu nuôi cho vùng da đó để tạo hình. Trải qua 28 cuộc phẫu thuật, khuôn mặt của Huyền đã hồi phục trên 80%.

Chị Huyền dần lấy lại sự tự tin sau biến cố hai năm về trước. Tôi về nhà mới có mấy tháng đã béo mầm lên. Bác sĩ dặn phải ăn béo tốt thì mới có nhiều da làm phẫu thuật, thế nên bố mẹ tôi bồi bổ cho nhiều lắm, chị vui kể. Ảnh: Phạm Nga.

Chị Huyền dần lấy lại sự tự tin sau biến cố hai năm về trước. "Tôi về nhà mới có mấy tháng đã béo mầm lên. Bác sĩ dặn phải ăn béo tốt thì mới có nhiều da làm phẫu thuật, thế nên bố mẹ tôi bồi bổ cho nhiều lắm", chị vui kể. Ảnh: Phạm Nga.

"Trong số những ca tôi điều trị, Huyền là một trong những bệnh nhân bị nặng nhất, nhưng tôi chưa từng thấy cô ấy than vãn và tỏ ra thất vọng. Ở phòng bệnh, Huyền còn là người truyền lửa cho các bệnh nhân khác", PGS-TS Vũ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật tạo hình, Viện bỏng quốc gia, nói.

Bác sĩ Vinh kể, có bệnh nhân nhẹ hơn Huyền nhưng thất vọng đến mức có ý định tìm đến cái chết. Lúc đó, chính cô giáo này là người khuyên giải, lấy mình làm ví dụ để tiếp động lực cho bạn cùng phòng.

Trong thời gian điều trị ở viện, chị nhận dạy kèm tuần hai buổi cho con một y tá để "vừa ôn kiến thức cho cháu, vừa ôn luyện cho chính mình". Huyền mua các khóa học tiếng Anh online tự học, cập nhật kiến thức trên mạng để khi hòa nhập không bị lệch với nhịp sống thường ngày.

Chị cũng lập nhóm "Cộng đồng nạn nhân bỏng Việt Nam" trên mạng xã hội - là diễn đàn để các nạn nhân và người nhà người bị bỏng cùng trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm điều trị. Hàng trăm người nhắn tin nhờ tư vấn, chị trả lời không sót một ai, nhưng chưa bao giờ hỏi lý do người đó gặp nạn. "Ai cũng có những nỗi đau riêng không muốn phải khơi lại", chị nói.

Chị Huyền trước khi bị chồng cũ tạt axit là một giáo viên xinh đẹp, được nhiều phụ huynh, học sinh quý mến. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Huyền trước khi bị chồng cũ tạt axit là một giáo viên xinh đẹp, được nhiều phụ huynh, học sinh quý mến. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đầu năm nay, Huyền được ra viện. Các bác sĩ khuyên chị nên về nhà nghỉ ngơi để bồi bổ sức khỏe, chuẩn bị cho các cuộc phẫu thuật tạo hình tiếp theo. Chị cũng muốn đi làm để có kinh phí chữa trị và gần gũi con hơn.

Nhìn khuôn mặt mẹ sau những ca phẫu thuật, bé Nhím vui và hay cười đùa hơn trước. Nữ giáo viên cũng dần lấy lại sự tự tin. "Tôi đã không còn quá đau khổ khi thấy mình trước gương", chị nói. Dẫu vậy, chị vẫn từ chối các cuộc gặp gỡ bạn bè.

Chị tự nhận mình may mắn, khi luôn có gia đình bạn bè và học trò yêu thương vô điều kiện. Trải qua những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời, nhưng chị cũng không còn nhắc đến kẻ gây đau đớn cho mình với vẻ thù hận.

"Thân xác này cũng chỉ là cõi tạm. Quan trọng là sống sao để tâm hồn mình thanh thản. Điều tôi mong muốn bây giờ là sống thật vui, xoa dịu tổn thương con gái phải chịu và chăm chỉ làm việc để báo đáp cha mẹ già", chị nói.

Đọc thêm

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.

Các trường vẫn chưa thể tự chủ trong một số vấn đề

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT chủ trì thảo luận tại Tọa đàm. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, sau 5 năm, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục đại học đã bộc lộ một số bất cập so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đại học Việt Nam.

Ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng

Các đại biểu thực hiện nghi lễ ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng.
(PLVN) -  Ngày 22/12, Tập đoàn Giáo dục EQuest cùng Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội tổ chức lễ công bố thương hiệu Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng, đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống giáo dục tư thục đào tạo tài năng ở TP Cảng.

Nơi “gieo mầm” tư duy bình đẳng giới cho thế hệ trẻ

Nơi “gieo mầm” tư duy bình đẳng giới cho thế hệ trẻ
(PLVN) - Giáo dục bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhận thức và tư duy của thế hệ trẻ. Tại The Dewey Schools, nội dung này được tích hợp khéo léo vào các bài học, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về vai trò và giá trị của bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.

Nguyên nhân nào khiến sinh viên hút thuốc lá điện tử?

Thạc sĩ Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội (người chạy) trong một hoạt động tập thể với sinh viên.
(PLVN) - Theo Phó Bí thư Đoàn Trường đại học Luật Hà Nội, 'đua đòi', thích thể hiện bản thân; sự hấp dẫn về hình thức và hương vị sản phẩm, việc tiếp cận quá dễ dàng... là những nguyên nhân khiến giới trẻ nói chung và không ít sinh viên nói riêng hút thuốc lá điện tử.