Cách nào ngăn đối tượng xấu xâm nhập phòng học trực tuyến?

Thầy trò bị quấy rối khi học trực tuyến.  (Ảnh minh họa).
Thầy trò bị quấy rối khi học trực tuyến. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Hiện nay, các trường học ở nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam đều cho học sinh nghỉ tránh dịch Covid-19. Phương án dạy học online qua các ứng dụng trực tuyến đã được nhiều trường áp dụng nhằm ôn tập và giảng dạy kiến thức mới cho học sinh.

Những sự cố hoảng hốt

Thông thường thì mỗi học sinh đều được cung cấp một ID và mật khẩu để có thể tham gia vào một lớp học nào đó và thông tin này là những thông tin bí mật giữa thầy cô và học sinh mà thôi. Nhưng một số học sinh đã lợi dụng điều này để công khai lên trên mạng xã hội.

Trong khi đó, học trực tuyến giai đoạn hiện nay là giải pháp tình thế, thầy cô phải làm quen với những phần mềm như Zoom, Microsoft Team,… mà không phải là phấn trắng, bảng đen, giáo án trên giấy đã tạo nên không ít những áp lực.

Thế nên, một phần là bởi giáo viên không thành tạo tin học, các sự cố như học sinh không vào được, ID, mật khẩu mới, cũ, có khi thoát ra không vào được, không nghe tiếng, lớp học ồn ào... gây mệt mỏi, căng thẳng cho cả thầy lẫn trò trong mỗi giờ học.

Không những thế, trên mạng xã hội đã có một số người lập group (nhóm) chia sẻ ID và pass room để cùng đưa thông tin tài khoản cá nhân lên mạng, lôi kéo những đối tượng quấy phá lớp học trực tuyến của mình. Dù nhóm chia sẻ này đã không còn hoạt động công khai nhưng đã kịp gây hoảng loạn cho nhiều giáo viên, học sinh bởi những clip tục tĩu, có nội dung ngoài bài giảng. 

Thầy cô gặp nhiều nhất là có những tài khoản bằng nhiều cách đã vào phòng học, sau đó lấy hình ảnh, clip của dân “giang hồ mạng” như Huấn “hoa hồng”, Khá “bảnh”... phá rối lớp học. Đây hầu hết là các đối tượng đã bị đi tù hoặc đang trong thời gian cải tạo, cai nghiện. Tuy nhiên, đó lại là những “thần tượng” của không ít bạn trẻ nghịch ngợm, quấy phá…

Theo như cô V.T.H chia sẻ thì: “Mỗi ngày có tầm 3 tiết thì hầu như tiết nào cũng có hiện tượng này. Một số gương mặt vào lớp học, mượn được tên của cả học sinh trong lớp, rồi thao tác vẽ bậy vào slide khiến mình rất khó chịu. Có thể nói, thời gian ổn định lớp đã lâu rồi, còn phải dành thời gian để xử lý những sự việc này nữa, đôi khi lớp học phải dừng lại bởi cả thầy trò đều quá hoảng hốt trước những clip tục tĩu từ trên “trời” rơi xuống”.

Kiểm duyệt chặt thành phần vào lớp

Giảng viên một trường đại học chia sẻ một số bước kiểm soát khi học Zoom gồm: Khi vào lớp thì cho vào phòng chờ để duyệt; Quản lý hình ảnh thì cài đặt chỉ có host mới được share màn hình máy tính, người học không được cấp quyền này nên nếu có ý định phá tán clip, hình ảnh sẽ không làm được. Vào phòng thì tắt toàn bộ micro của người học. Lúc nào cần sinh viên nào nói thì mới nhấn mở micro cho mỗi sinh viên đó. Và cũng chỉ cấp mỗi quyền chat với host nên người học không thể chat với cả lớp. 

Hiện một số trường ở Hà Nội đã chủ động lên phương án phòng tránh từ xa những tình huống xấu có thể xảy ra tại các lớp học trực tuyến. Đơn cử như 20 lớp học tại Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, giáo viên đã xây dựng các waiting room (phòng chờ) kèm chế độ xét duyệt từ giáo viên. Trước khi học sinh được đăng nhập vào lớp học sẽ phải qua waiting room, sau đó giáo viên sẽ kiểm tra, nếu đúng thành phần mới cho vào lớp học.

Theo TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo – GD&ĐT), hành động giao ID và mật khẩu lớp học cho người lạ thuộc về ý thức của học sinh, việc này giống như “trao chìa khóa nhà cho người lạ”.

Để hạn chế tình trạng này, TS Ngọc cho rằng học sinh phải ý thức, “biết giữ chìa khóa nhà mình một cách cẩn thận”. Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng cách dạy từ xa khác là quay video, sau đó đăng tải lên Youtube hoặc các nền tảng miễn phí khác.

Theo ông Ngọc, việc dạy theo dạng tương tác, gặp gỡ như Zoom khiến thầy cô nói chuyện thoải mái, vừa dạy vừa nhắc nhở học sinh nên giờ học bị thừa ra. Nếu dùng video quay sẵn, giáo viên có sự chỉn chu trong câu nói nên thời lượng không bị quá dài, đồng thời có thể lưu lại, sử dụng bài giảng cho các lớp học khác nhau. Ngoài ra, hình thức này cũng giúp loại bỏ việc lớp học bị “phá” bởi người lạ, giảm rủi ro bị rò rỉ thông tin.

Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT, trường học tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia dạy học trực tuyến, giới thiệu cho giáo viên những giải pháp, phần mềm dạy học uy tín, khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền, do Bộ GD&ĐT giới thiệu sử dụng miễn phí trong mùa Covid-19.
Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra tiêu cực, những người liên quan cung cấp thông tin kịp thời tới lãnh đạo nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.