Giáo dục gia đình là điểm khởi đầu của lòng yêu nước

Cháu Trần Hạnh My được trao tặng Kỷ niệm chương cho thí sinh xuất sắc đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài trong Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
Cháu Trần Hạnh My được trao tặng Kỷ niệm chương cho thí sinh xuất sắc đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài trong Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quả đúng là như vậy, giáo dục lòng yêu nước phải bắt nguồn từ tình cảm yêu gia đình, ông bà, cha mẹ, truyền thống anh dũng, bất khuất của dân tộc, tự hào với quá khứ hào hùng của dân tộc. Dạy con lòng yêu nước là chúng ta đang dạy con trở thành một con người có cội nguồn, bởi với bất kỳ một cá nhân nào dấu ấn giáo dục của gia đình dù sau này có bị phủ lấp bởi bụi bặm thời gian đi nữa, thì vẫn trường tồn như một lớp trầm tích khó đổi thay…

Yêu quê hương từ thuở ấu thơ

Tối 8/9/2024, nhân dịp Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình nghệ thuật “Tiếng Việt thân thương” năm 2024 với chủ đề “Lời quê hương, lời sắt son”. Tại Chương trình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông đã trao tặng Kỷ niệm chương cho các thí sinh xuất sắc đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài trong Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024”. Các Sứ giả tiếng Việt năm nay gồm: anh Nguyễn Thế Dương đến từ Australia; cháu Trần Hạnh My đến từ Nhật Bản; chị Lanny Phetnion giảng viên, người Lào; chị Thủy Lê Scherello đến từ Đức; chị Nguyễn Thị Thu Loan đến từ Algeria.

Sứ giả tiếng Việt nhí 8 tuổi Trần Hạnh My đến từ Nhật Bản hát một đoạn ngắn trong bài hát “Việt Nam quê hương tôi” đã khiến khán giả xúc động bởi giọng hát trong trẻo và nhịp nhàng. “Từ nhỏ, bố mẹ cháu dạy, là người Việt phải biết nói tiếng Việt. Khi về Việt Nam, cháu cũng thích nói chuyện với ông bà, anh chị em họ và người thân nên cháu chăm chỉ học tiếng Việt”, Hạnh My cho biết, ước mơ lớn nhất của My là trở thành giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Một ví dụ như vậy để thấy, gia đình có vai trò đặc biệt, là “cái nôi” văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách con người, trong đó, giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên nhân cách của mỗi người. Từ xưa ông cha ta đã có câu nói “cha nào con ấy” để xác định tầm quan trọng của giáo dục gia đình. Những dấu ấn gia đình trong tâm hồn người niên thiếu, nếu về sau có bị phủ lấp bởi bụi bặm thời gian đi nữa, nó vẫn trường tồn như một lớp trầm tích của quả đất. Dù khi đã trưởng thành, dấu ấn gia đình không hẳn một mình quyết định tương lai của một con người, nhưng vẫn là nền tảng của ý thức hệ, là điều kiện phát triển tinh thần của mỗi người.

Tháng 5/2023, trong bài nghiên cứu “Gia đình với việc hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” đăng tải trên Báo điện tử Đảng Cộng sản, ThS. Đặng Công Thành - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã viết: “Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, tấm lòng ái quốc của cha, tình cảm nhân ái, vị tha của mẹ, đức tính thương người, yêu nước, gan dạ từ các thành viên trong gia đình được truyền dạy đến Nguyễn Tất Thành qua tình yêu thương, sự dạy dỗ của đấng sinh thành, góp phần hình thành nên nhân cách, tầm nhìn và tư duy vĩ đại của một bậc vĩ nhân, kiến tạo nên mục tiêu, lý tưởng và con đường cứu dân, cứu nước cao cả của Người… Mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh với gia đình, quê hương cho chúng ta rút ra mấy nét khái quát sau đây:

Một là, lòng yêu nước, thương đồng bào được nảy nở từ lòng yêu gia đình, quê hương, họ hàng, nơi gắn bó từ thuở nhỏ. Như vậy, từ lòng yêu thương gia đình đã mở rộng thành lòng yêu họ hàng, bà con đến lòng yêu thương đồng bào trong cả nước đang sống dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến. Từ việc được nuôi dưỡng trong truyền thống yêu nước đã hình thành lòng yêu nước, phát triển thành ý thức cứu nước và thể hiện dần ở những hành động cứu nước.

Hai là, thân phụ, thân mẫu của Người đã dạy cho Người những bài học đạo đức, nhân cách đầu tiên, từ thuở ấu thơ Nguyễn Sinh Cung được nuôi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước, đã nhận thấy những khổ cực của đồng bào,... ngay chính từ những người thân trong gia đình. Cũng từ gia đình mà khi ở Huế, Người càng nhận thấy rõ sự cách biệt trong đời sống xã hội giữa người giàu và người nghèo, giữa quan lại với người dân bị áp bức.

Ba là, rời Tổ quốc ra đi tìm được con đường cứu nước đúng cho dân tộc, Người đã từ lòng yêu thương đồng bào đi đến sự thông cảm, lòng yêu thương nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới, mong muốn và thực sự đã đóng góp vào sự đoàn kết quốc tế của nhân dân các nước thuộc địa cùng chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã từ người yêu nước truyền thống trở thành người lao động, người công nhân rồi người cộng sản”.

Người dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh.

Người dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh.

Giáo dục lòng yêu nước phải bắt nguồn từ tình cảm yêu gia đình

Có thể nói, giáo dục lòng yêu nước phải bắt nguồn từ tình cảm yêu gia đình, ông bà, cha mẹ, truyền thống anh dũng, bất khuất của dân tộc, tự hào với quá khứ hào hùng của dân tộc.

Có câu chuyện của một bà mẹ Việt kiều rất cảm động rằng, chị sống trên đất Mỹ cùng hai con nhỏ, chồng mất sớm. Sau giờ làm việc chị tham gia công tác thiện nguyện trong một bệnh viện. Công việc của chị là giúp đỡ những du học sinh, những người Việt mới nhập cư, vốn tiếng Anh hạn chế và thẻ bảo hiểm y tế chưa được cấp... Một tối, chị mệt mỏi về nhà, không buồn ăn tối, nằm nghỉ mệt trên giường. Con gái nhỏ tám tuổi của chị bưng cơm cho mẹ, bất chợt hỏi: “Sao mẹ có thể cực khổ như thế vì những người lạ”. Chị ôm con vào lòng, nói nhỏ: “Vì hai chữ Việt Nam”. Con chị bỗng dưng bật khóc nói: “Việt Nam, mẹ ơi, con muốn trở về”. Từ đó, hai con chị bắt đầu học tiếng Việt. Học một cách nghiêm túc. Mẹ không phải thúc ép, không phải dụ dỗ, không phải răn đe. Cũng từ đó, mẹ con chị luôn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt cùng với quy ước không xen tiếng Anh vào câu chuyện.

Dạy con yêu quê hương chính là dạy con yêu những gì giản dị nhất, cụ thể nhất quanh mình, không cao xa, không vô hình. Con thẩm thấu được những điều đó thì con sẽ nuôi dưỡng dần tình yêu quê hương, đất nước lớn lên. Mới đây thôi câu chuyện một gia đình chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2/9, trong lúc loay hoay phụ bố mẹ treo cờ, đứa con trai 5 tuổi đã hỏi: “Mẹ ơi, tại sao phải treo cờ?”. Thế là, câu chuyện trước giờ đi ngủ của gia đình đó thay vì cổ tích, kỹ năng sống đã thành câu chuyện về lá cờ Tổ quốc. Đó là máu, là nước mắt của bao nhiêu người ngã xuống, để con được học hành, được ôm mẹ vào lòng, bình yên ngày hôm nay. Lá cờ - hồn thiêng sông núi tung bay dưới bầu trời hòa bình rực sáng niềm tự hào 4.000 năm lịch sử, với ý chí quật cường, lòng yêu nước và tinh thần đại đoàn kết để giành độc lập tự chủ. Tình yêu ấy, niềm tự hào ấy lan tỏa từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành nét đẹp văn hóa đậm bản sắc Việt.

“Con sẽ biết rằng, lá cờ treo trong ngày này để nhớ về một thời điểm thiêng liêng - Cụ Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với toàn dân đồng bào, với bè bạn năm châu rằng: Chúng ta là một quốc gia độc lập”, câu chuyện trước giờ đi ngủ đã kết thúc như vậy.

“Đất nước sẽ có một thế hệ hiểu sâu sắc hai chữ “đồng bào”

Không sai khi nói rằng giáo dục gia đình là điểm khởi đầu của lòng yêu nước. Dù vậy, người lớn không thể nuôi dưỡng tình yêu đó bằng cách bắt trẻ hô vài khẩu hiệu, đọc các bài báo yêu nước, hát Quốc ca… mà cần được lồng ghép vào từng lời nói, hành động trong đời sống hàng ngày. Nó phải được đến một cách tự nhiên nhất và được bồi đắp qua sách vở, âm nhạc, thơ ca và từ chính trải nghiệm của mỗi người trên mảnh đất mình sinh sống. Khi chúng ta dạy con lòng yêu nước là chúng ta đang dạy con lòng tự trọng, lòng yêu thương bản thân, dạy con trở thành một con người có cội nguồn. Khi ta biết yêu thương đồng bào, yêu thương tất cả những điều nhỏ bé nhất ở quê hương, đất nước mình, lúc đó ta sẽ hiểu thế nào là tình yêu đất nước.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Cách đây ít lâu, trả lời phỏng vấn báo chí, Tiến sĩ báo chí Nguyễn Thị Bích Yến - giảng viên Học viện Báo chí - Tuyên truyền, một trong nhóm người sáng lập dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu, khi nói về vai trò của trong việc giáo dục con cháu đoàn kết, yêu thương nhau, nhớ về nguồn cội đã cho biết: “Xuyên suốt ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ là nhằm nhắc nhớ thế hệ sau luôn giữ đạo hiếu “Uống nước nhớ nguồn” - biết ơn tổ tiên; gắn bó tình thân giữa đồng bào và kiều bào hướng về quê cha đất Tổ; tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc… từ đó mà truyền đời được giá trị cội nguồn và phẩm hạnh của người Việt, của dân tộc Việt.

Đạo hiếu “Uống nước nhớ nguồn” ấy thể hiện chẳng ở đâu xa, hiển hiện ngay trong mỗi gia đình, con cái hiếu thảo với mẹ cha, kính yêu ông bà, nhớ về quê hương… chính là những điều nhỏ nhất làm nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vậy, tình cảm gia đình chính là cội nguồn của tình yêu thương đất nước. Để phát huy được các giá trị truyền thống của dân tộc, thì không cách nào khác là đề cao và giáo dục nó từ trong chính gia đình, qua mỗi người bố, người mẹ, ông bà. Khi con cái được người lớn trong gia đình giáo dục và làm gương về lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, sống nhân hậu… thì chắc chắn, đất nước sẽ có một thế hệ hiểu sâu sắc hai chữ “đồng bào”.

Xin kết bài viết này bằng một câu nói của cô giáo Lê Mai Hương, giáo viên hệ thống giáo dục Montessori mà người viết rất tâm đắc: “Làm cha mẹ, nhiệm vụ của chúng ta là nuôi dạy con để độc lập, mỗi một công dân đều có thể tự lập, cả dân tộc chúng ta sẽ tự lập. Nếu người Việt Nam không yêu đất nước Việt Nam, không cố gắng xây dựng phát triển Việt Nam thì trông chờ ai làm điều đó? Hãy giúp con học cách yêu thương quê hương mình để sau này bé có thể tự hào nói “Tôi là người Việt Nam. Tôi tự hào là người Việt Nam” khi ra cộng đồng quốc tế”...

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Đọc thêm

Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

Việt Nam đang vào mùa cao điểm để tăng tốc đón khách du lịch quốc tế, sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. (Ảnh minh họa: TTH)
(PLVN) - Những tháng cuối năm là mùa cao điểm đón du khách nước ngoài. Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đang nhanh chóng chuẩn bị các sản phẩm du lịch hấp dẫn đón các đoàn khách quốc tế đến nghỉ dưỡng, tránh rét mùa đông.

Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới

Bối cảnh Vịnh Hạ Long xuất hiện hoành tráng trên trailer bộ phim “Kong - Skull Island”. (Nguồn: Trailer Kong - Skull Island)
(PLVN) - Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood đến Việt Nam thực hiện quay các bộ phim có sức hút lớn, có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông quốc tế, thúc đẩy quảng bá và thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

NSƯT Hoàng Tùng tri ân bậc sinh thành nhân dịp Tết đoàn viên

NSƯT Hoàng Tùng tri ân bậc sinh thành nhân dịp Tết đoàn viên
Nhân Tết Trung thu 2024 - Tết của tình thân, NSƯT Hoàng Tùng cho ra mắt tác phẩm âm nhạc mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già” với mong muốn tri ân cha mẹ, cũng như nói lên tiếng lòng của những người con hãy luôn trân quý, yêu thương, quan tâm đến đấng sinh thành đang già đi theo tháng năm.

Tại sao ông Park Chung Gun chưa trở lại Việt Nam?

Ông Park Chung Gun đã về nước (Ảnh Tuổi trẻ)
(PLVN) - Theo Liên đoàn Bắn súng Việt Nam việc ông Park Chung Gun về nước vào ngày 6/9 vừa qua do nguyện vọng của ông muốn về quê hương Hàn Quốc sau thời gian rất dài. Mặt khác, do ông đã hết hợp đồng vào ngày 01/9/2024 và thanh lý hợp đồng theo thoả thuận đã được ký trước đó.

Thưởng lãm không gian Tết Trung thu xưa tại 'Đêm hội Trăng rằm'

Tưng bừng“Đêm hội Trăng rằm" tại Tây Hồ
(PLVN) - Với mong muốn tạo ra không gian văn hóa có ý nghĩa nhân văn cho thiếu nhi và nhân dân Thủ đô, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa địa phương năm 2024.

Ý thức dân tộc trong trái tim người nghệ sĩ

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay khắp Việt Nam trong MV Một vòng Việt Nam (Ảnh trong MV)
(PLVN) - “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy” - lời của Bác được Đảng, Nhà nước ta vận dụng, phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ - người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

'Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới': Cần ưu đãi cho các nhà làm phim

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Việt Nam sở hữu bề dày lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên phù hợp phát triển du lịch điện ảnh. Trước thực tế đó, để phát triển du lịch từ điện ảnh cần có sự đầu tư rất lớn từ các Bộ, ngành, đồng thời mở rộng liên kết giữa ngành du lịch với các tỉnh, địa phương, doanh nghiệp, các thị trường điện ảnh quốc tế lớn.

Thấy gì từ hiện tượng du lịch quốc tế quá tải?

Người dân Barcelona (Tây Ban Nha) phản đối du lịch quá tải. (Ảnh: AP)
(PLVN) - Du lịch quá tải đang trở thành một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng đến các điểm du lịch nổi tiếng trên toàn cầu. Thực trạng này khiến nhiều quốc gia phải điều chỉnh các chính sách du lịch như tăng thuế, phí để kiểm soát dòng du khách và giảm các tác động tiêu cực.

'Cõi Bác xưa' - nơi sâu lắng của trái tim Việt Nam

Bác Hồ tiếp Đoàn đại biểu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua các Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc năm 1965. (Ảnh tư liệu TTXVN)
(PLVN) - Với người dân Việt Nam, khi có dịp về Hà Nội, được vào Lăng viếng Bác, thăm nơi Bác ở và làm việc những năm tháng cuối đời trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nghe những câu chuyện cảm động từ những kỷ vật được bảo quản trong không gian đặc biệt ấy, luôn là mong mỏi thiết tha…

Kết thúc của chúng ta

Kết thúc của chúng ta
(PLVN) - Đây được xem là tác phẩm nổi bật nhất của Colleen Hoover, mà chính tác giả cũng thừa nhận rằng đây là “cuốn sách khó nhất tôi từng viết”. Xuất bản lần đầu năm 2016, đến năm 2019 “Kết thúc của chúng ta” đã bán được hơn một triệu bản, được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.