Làm thơ trách vua, xé tranh trách Thừa tướng
Mạc Đĩnh Chi đến kinh đô nhà Nguyên vào cuối mùa mùa hạ. Cái nắng ở đây chói chang, oi bức ghê gớm. Ông và sứ Cao Ly (Triều Tiên) cùng ra mắt vua Nguyên vào một buổi chiều. Khi ấy cũng có một sứ thần Tây Vực đến dâng một chiếc quạt lông rất đẹp. Vua Nguyên bảo: "Nhân có quạt đẹp, trẫm xin mời hai sứ thần An Nam và Cao Ly mỗi người làm một bài thơ thật hay đề vào quạt!".
Khi Mạc Đĩnh Chi còn đang mải suy nghĩ tứ thơ thì sứ Cao Ly đã cầm bút viết thoăn thoát. Thấy sứ thần Cao Lý viết: "Nắng nôi oi ả ngươi tựa Y, Chu/Rét mướt căm căm ngươi là Bá, Thúc", Mạc Đĩnh Chi nhanh trí phát triển ý của mình thành một bài thơ hoàn chỉnh. "Lúc trời oi ả như lò lửa/Ngươi tựa Y, Chu bậc cự nho/Khi mùa đông đến trời băng giá/Ngươi hột Di, Tề rét co ro. Ôi! Lúc dùng chuyền tay, khi xếp xó/Ta với ngươi đều như thế đó. Vua Nguyên xem xong bài thơ, gật gù khen và phê cho "Lưỡng quốc trạng nguyên" (Trạng nguyên hai nước).
Thế nhưng vua Nguyên nào hiểu được ý thơ của ông. Bài thơ thực chất đầy giọng bất mãn, phản ánh cảm xúc bực dọc, khó chịu của người trí thức trong chế độ phong kiến ấy. Vua quan phong kiến đối đãi với người tài khi hậu, khi bạc, không khác gì đối với cái quạt, khi cần thì chuyền tay, không cần thì xếp xó!.
Bữa nọ, nhân việc quan nhàn rỗi, Mạc Đĩnh Chi vào Phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ, trang hoàng lộng lẫy, có treo một bức trướng to tướng, trên thêu một con chim sẻ đậu cành trúc, trông tựa chim thật. Ông lại gần xem. Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên cười: "A, sứ thần An Nam thấy lạ lắm phải không? Ha ha!"
Mạc Đính Chi vội thẳng tay kéo soạt, bức trướng rách toang, tiện tay xé luôn mấy cái nữa, bức tường rách tung ra từng mảnh rơi lả tả. "Sao ngài lại xé? Sao ngài lại xé bức trướng quý này? Một viên quan hốt hoảng kêu lên".
Một hoạt cảnh truyện tranh về giai thoại Mạc Đĩnh Chi. |
Mạc Đĩnh Chi nghiêm nét mặt lại, bảo: "Tôi thấy người xưa chỉ vẽ cây mai và chim sẻ thôi. Vì trúc là quân tử, chim sẻ là tiểu nhân, nay Thừa tướng lấy trúc với sẻ thêu vào trướng, như vậy là tiểu nhân ở trên quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn hơn, đạo quân tử mòn đi, nên vì thánh triều trừ bỏ nó đi, chứ thứ ấy quý giá nỗi gì?"
Viên thừa tướng nọ ức quá, song không có cớ gì để quở trách hoặc bắt đền được. Bấy lâu nay, ông ta đã từng tự hào có bức trướng đẹp và sang trọng này, bức trướng từng tô điểm căn phòng thêm lịch sự, nay bỗng dưng rách tan tành, thật là tai bay vạ gió. Ông ta tiếc rẻ mãi, nhưng chỉ dám xuýt xoa trong lòng.
Tối hôm ấy, quan Thừa tướng mời Mạc Đĩnh Chi đến uống trà và ngâm vịnh. Ông ta cho bày tiệc trà ở giữa sân để tiếp khách và hóng mát. Dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc, chủ và khách ngồi uống trà thân mật, thỉnh thoảng Mạc Đĩnh Chi lại ngâm một câu thơ, chủ cũng ngâm thơ họa lại. Hai người cân tài cân sức, chẳng ai chịu kém.
Đêm càng khuya, cả chủ lẫn khách càng say mê gửi gắm lời thơ của mình vào cảm tĩnh mịch. Khách lúc nào trong lòng cũng thanh thản, thoải mái thả tâm hồn thơ mộng vào thơ, vào cảnh thiên nhiên.
Chủ đôi lúc lại nhớ đến bức trướng rách trong lòng ấm ức, bực vì gặp phải ông khách quá thô bạo. Đêm đã khuya, khi tiệc sắp tan, ông ta định trả miếng lại chuyện ban chiều, liền cầm một chiếc chén, lý sự với Mạc rằng: "Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm chén?"
Mạc Đĩnh Chỉ thấy câu hỏi thật phi lý, hết sức ngang ngược, lý sự, ông bèn cười mà hỏi lại rằng: "Thưa ngài Thừa tướng! Ngài hãy giải thích: Phật không phải là người, thầy tăng là người, vậy cái gì đã khiến cho thầy tăng thờ Phật?"
Thừa tướng cười to xí xóa. Hai người dắt tay nhau đi vào trong nhà. Vừa bước chân lên bực cửa, Thừa tướng lại ra đối: "An khử nữ ơi thỉ vi gia (Chữ an bỏ chữ nữ đi, thêm chữ thỉ vào thành chữ gia (nhà)).
Mạc Đĩnh Chi thấy đây là một lối chơi chữ rất thâm hiểm của ông ta. Nói như vậy có nghĩa là nhà Nguyên cần phải xóa bỏ nước An Nam, nhập thành châu huyện của họ. Mạc lập tức đối lại rất sắc bén: "Tù xuất nhân, lập vương thành quốc. (Chữ tù bỏ chữ nhân đi. thêm chữ vương vào thành chữ quốc). Thực là chữ đối chữ, ý đối ý, dân ta nhất định xóa bỏ ách áp bức, đè nén của nước lớn, xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ.
Những viên “đạn” ngọc
Một hôm Mạc Đính Chi cưỡi ngựa đủng đỉnh ra ngoài thành dạo cảnh. Khi gặp ông, người ta vẫn xì xào bàn tán. Kẻ thì chê ông xấu xí, người thì bảo ông lùn tịt, bé tị, kẻ thì bảo, trong triều đình này, đã ai ăn đứt được ông ta. Tuy vậy, hôm nay so với ngày mới sang, người ta không ai dám xem thường ông nứa. Vì ông đã là lưỡng quốc Trạng nguyên, tiếng đồn vang khắp bốn phương.
Mặc cho người ta bàn tán, ông cứ thúc ngựa di, ngẩng mặt đón gió thu mát lạnh, trong lòng vô cùng thoải mái. Ông định, bụng sẽ thăm đây đó ít ngày rồi còn chuẩn bị về nước, hoàn thành chuyến đi đáng ghi nhớ này.
Đang mải nghĩ miên man, bỗng ông lại gặp Thừa tướng cũng đi đâu về sớm. Ông ta dường như còn cay cú với chuyên cũ, thấy Mạc Đĩnh Chi, ông ta dừng ngựa, chỉ vào mặt trời lúc đó vừa mới nhô lên khỏi ngọn cây mà nói rất văn hoa rằng: "Mặt trời như quả cầu lửa, mây như khói, ánh nắng ban mai thiêu cháy con trăng. Tiên sinh thấy thế nào, có đúng chăng?"
Tượng thờ Mạc Đĩnh Chi. |
Mạc Đĩnh Chi biết ông ta chơi chữ, muốn ví nước Nguyên như mặt trời có ánh nắng chói lọi, còn nước Nam chẳng qua cũng như mặt trăng, có ánh sáng nhàn nhạt, yếu ớt mà thôi.
Xét lời nói, biết được ông ta khinh thường nước Nam nhỏ bé, yếu hèn. Mạc Đĩnh Chi không chịu kém, ông đã dùng quy luật của tự nhiên để đòn lại rất hợp lý mà sâu: "Ngài có thấy không? Nếu như mặt trời là hòn lửa, thì mặt trăng là cung tên, những vì sao là những viên đạn ngọc, khi hoàng hôn buông, cũng chính là lúc giương cung tên bắn rớt mặt trời.
Câu trả lời thật văn hoa và đầy hình tượng, tỏ ra dân tộc ta không bao giờ chịu khuất phục, luôn luôn có khí phách anh hùng. Viên thừa tướng phục tài, quất ngựa đi thẳng.
Ngày Mạc Dĩnh Chi tạm biệt vua Nguyên về nước. Vào tới công đường, ông đã thấy các quan văn võ tề tựu đông đủ. Ông rảo bước lên hàng đầu tâu lớn: "Dạ môn tâu bệ hạ! Thần có lời từ biệt, xin chúc bệ hạ vạn thọ vô cương".
Vua Nguyên bèn nói: "Bấy lâu nay, nhà ngươi lưu tại Yên Kinh, thăm phong cảnh, xem xét kỹ lưỡng mọi nơi, ngày nào cũng cưỡi ngựa đi trên đường cái quan, thế ngươi có biết mỗi ngày có bao nhiêu người qua lại trên đường cái quan không?". Ai nấy đều cho rằng đây là một câu hỏi khó.
Thấy Mạc Đĩnh Chi ngập ngừng, vua Nguyên và quần thần ra vẻ hí hửng, tưởng rằng phen này, Mạc phải chịu bí. Nhưng Mạc cười nói: "Thưa bệ hạ, có hai người chứ mấy?" Vua Nguyên ngạc nhiên hỏi: "Người nói sai rồi. Sao lại chỉ có hai người thôi?". Mạc Đĩnh Chỉ thưa: "Phàm là những kẻ qua lại trên đường cái quan kinh đô này, thì chẳng vì danh cũng vì lợi. Vậy há chẳng phải chỉ có hai người, một vì danh, một vì lợi sao?"
Vua Nguyên trong lòng phục lắm, song không nói ra. Vậy y lại còn có ác ý muốn lưu Mạc Đĩnh Chỉ lại Yên Kinh không cho về Nam, bèn báy kế đưa Mạc vào tròng;
"Có một chiếc thuyền trong đó chỉ có vua, thầy học, cha mình (quân, sư, phụ) bơi đến giữa sông chẳng may bị sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy, ngươi ở trên bờ nhảy xuống bơi ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi thế thì ngươi cứu ai?"
Với câu hỏi hóc búa này, vua Nguyên cho rằng nhất định Mạc sẽ mắc phải tội lớn. Vì rằng nếu Mạc nói chỉ cứu vua, ắt mắc tội bất hiếu với cha, bất nghĩa với thầy học. Nếu nói chỉ cứu thầy, thì mắc tội bất trung với vua, bất hiếu với cha. Tội ấy quả đáng phải chém đầu. Nếu chỉ cứu cha thì lại mắc tội bất trung, bất nghĩa. Nếu không nói gì tức là không cứu ai, tội ấy càng nặng.
Quần thần nhà Nguyên đắc ý đưa mắt nhìn nhau, thầm thì bàn tán, cho rằng phen này họ Mạc nhất định mắc tội chém đầu chứ chẳng chơi. Nhưng Mạc Đĩnh Chi không hề tỏ ra lúng túng, mà ông dõng dạc trả lời: "Thần đứng trên bờ, thấy thuyền bị đắm tất phải vội vã nhảy xuống sông bơi ra cứu, hễ gặp ai trước thì cửu người ấy, bất kể người ấy là vua, thầy hay cha mình. Bởi cứu người là quan trọng!.
Cả triều đình trố mắt thán phục trước câu trả lời ấy. Mạc Đĩnh Chi đàng hoàng về nước. Sau này, ông làm quan đến chức Tả bộc xạ, đền thờ được dựng ở quê nhà. Trải qua nhiều triều đại, Mạc Đĩnh Chi đều được sắc phong thờ phụng và tiếng thơm còn lưu truyền mãi.