Giải bài toán “được mùa, mất giá”

Khoai lang “giá bèo” ở Bình Tân, Vĩnh Long
Khoai lang “giá bèo” ở Bình Tân, Vĩnh Long
(PLO) - Các vấn đề tiêu thụ nông sản trong bối cảnh hội nhập vừa được các cơ quan chức năng, chuyên gia nông nghiệp, nhà khoa học và doanh nghiệp… mang ra “mổ xẻ”.
“Được mùa, rớt giá” là chuyện thường?!
Là vùng trọng điểm của cả nước về nông nghiệp nhưng nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại luôn gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, chuỗi liên kết cung – cầu lỏng lẻo. Trước thực trạng đó, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Diễn đàn “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm từ ĐBSCL” tại TP.Cần Thơ nhằm tìm ra giải pháp về vấn đề tiêu thụ nông sản ở vùng ĐBSCL, góp thêm kinh nghiệm để giúp giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. 
GS. Võ Tòng Xuân phác thảo lại “bức tranh” ĐBSCL 40 năm qua: Từ quá trình sản xuất nông sản đi từ “thiếu ăn” chuyển sang “dư ăn” đến thừa để xuất khẩu, thế nhưng chất lượng lại không tăng, nuôi trồng theo kinh nghiệm, ít tuân theo quy trình GAP. Kết quả là giá thành sản phẩm cao dẫn đến tiêu thụ khó và phải bán giá thấp hoặc thậm chí không bán được. Người nông dân cứ mãi trong vòng lẩn quẩn “trồng rồi chặt, chặt rồi trồng”; sản xuất tự phát, thiếu tổ chức, chỉ đạo của cơ quan chính quyền cũng như định hướng sản xuất từ doanh nghiệp. 
Đó là chưa nói nông dân và doanh nghiệp không có sự gắn kết với nhau, đa phần các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì”, không có kế hoạch đầu tư lâu dài với người dân nên chuyện “được mùa, rớt giá” là chuyện thường. 
GS. Xuân chỉ rõ: Ngành chức năng đã có sự can thiệp cho nông dân tiêu thụ nông sản, nhưng chỉ chữa đằng ngọn mà không trị được gốc: Huy động lực lượng đi bán giùm hoặc mua tạm trữ; doanh nghiệp được vay vốn không lãi suất để mua lúa giá rẻ mạt... “Tóm lại, tình hình xuất khẩu gạo của nước ta từ đầu năm tới nay, nhờ Philippines thiếu gạo nên mua 450 ngàn tấn gạo của Việt Nam với giá thấp thì nay ta mới có chuyện để nói. Vì sao lại như vậy?”, Giáo sư  đặt câu hỏi?.
Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị
Đại diện Văn phòng Quốc hội cho rằng: Không chỉ lúa gạo mà nhiều ngành hàng nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải chịu cạnh tranh rất lớn. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), thách thức cho nông nghiệp càng lớn và tiêu thụ nông sản sẽ ngày càng khó khăn. Trong khi các nước phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; dân số làm nông nghiệp chỉ 3% thì mình có tới 60% nhưng chủ yếu là manh mún, nhỏ lẻ. 
Ông Nguyễn Sĩ Dũng – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: Nếu không nâng sức cạnh tranh thì việc mở cửa có thể khiến lực lượng xã hội đông đảo là nông dân bị tổn thương nhiều nhất. 
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng sức cạnh tranh cho ngành nông sản, dù đã có nhiều giải pháp được triển khai. Ông Dũng nhấn mạnh: Rõ ràng không chỉ tiêu thụ mà kết nối chuỗi giá trị như thế nào để tạo thành chuỗi liên thông, không chỉ sản xuất mà tìm cách tiêu thụ, làm cách gì để bảo đảm sự phân chia lợi ích, các giá trị trong chuỗi đó công bằng hơn. Đấu tranh phần lợi ích cho người nông dân có được nhiều hơn và tham gia đảm nhiệm một vài mắt xích trong chuỗi. 
Từ ý kiến của chuyên gia nông sản, doanh nghiệp có vai trò quyết định, tìm hoặc mở thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến từ nông sản nguyên liệu. Quan trọng là các doanh nghiệp phải linh hoạt trong tìm kiếm thị trường, liên kết với một số công ty mậu dịch quốc tế, kết nối với Nhà nước để xúc tiến đầu ra; đồng thời cải tiến phương thức sản xuất sản phẩm chất lượng cao trên cơ sở triệt để hợp tác hóa nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị. 
Các chuyên gia cho rằng, giải pháp hữu hiệu, thấu đáo đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là từ chủ trương của Nhà nước, sự linh hoạt của các doanh nghiệp và người dân cũng cần có ý thức trong việc sản xuất, tránh sản xuất tự phát chạy theo thị hiếu. Đó là các vấn đề cơ bản để giải quyết vấn đề “được mùa, mất giá”, tư thương ép giá. 
“Mỗi sản phẩm nông nghiệp đưa ra thị trường cần được tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện đúng quy trình GAP gắn với liên kết 4 “nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp), nòng cốt là do doanh nghiệp đầu ra gắn kết với hợp tác xã”, GS. Xuân cho biết. 

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).