Giấc mơ trở thành “công xưởng” của thế giới

Với sự có mặt của Samsung, Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất, lắp ráp điện thoại của thế giới. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Với sự có mặt của Samsung, Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất, lắp ráp điện thoại của thế giới. Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Theo nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, Việt Nam đang đủ “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để trở thành trung tâm chế tạo mới của thế giới trong vòng 20 năm tới…
Tiềm năng
Theo Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, trong 10 năm tới sẽ có 90 tỷ USD, gần bằng 50% GDP, đổ vào lĩnh vực chế biến chế tạo, trong khi lĩnh vực này đang chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. “Cách đây 10 năm, xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là hàng hóa thông thường, còn hiện nay rất đa dạng, thậm chí một số mặt hàng có giá trị cao như điện thoại di động, đồ điện tử…  
Ngoài ra, Việt Nam sẽ tiếp tục có lợi thế để phát triển nhờ vị trí gần chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, lực lượng lao động dồi dào, lương và chi phí thấp. Việt Nam cũng đang cởi mở thương mại, hội nhập, ký nhiều FTA (Hiệp định Thương mại/PV)... và là quốc gia có tiềm năng thị trường lớn, tầng lớp trung lưu đang tăng lên… Đây là những lợi thế để Việt Nam trở thành trung tâm chế tạo mới của thế giới...” - bà Victoria Kwakwa phân tích.
Đại diện Ngân hàng ANZ cũng cho rằng, khi nhìn vào dự  báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về các nền kinh tế hàng đầu tại châu Á tới năm 2030- 2050, nền kinh tế Việt Nam được cải thiện nhiều nhất và “rất gần” việc vượt qua Thái Lan để trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Chúng tôi cho rằng Việt Nam đang có cơ hội rất tốt để có thể có vị thế trong chuỗi giá trị và nổi lên là một nền kinh tế dẫn đầu cho một trung tâm sản xuất trong khu vực ASEAN trong những năm tới…” - đại diện ANZ khẳng định. Tuy nhiên, khuyến cáo mà đại diện Ngân hàng này đưa ra là Việt Nam cần vượt qua những lợi thế mà Thái Lan có về “chi phí chìm” và cần linh hoạt hơn, cần phải đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo nghề…
Đâu là nguồn lực?
Trong bài phát biểu của mình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung tương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ quan điểm: “Trong tương lai, chúng tôi muốn nền kinh tế phát triển theo hướng tăng cường nguồn nhân lực cao và tiếp tục theo định hướng xuất khẩu. Chúng tôi cũng chuyển dịch từ tăng trưởng đơn giản sang phức hợp hơn, sử dụng nguồn vốn, lực lượng lao động kết hợp khoa học công nghệ. Việt Nam cũng cố gắng duy trì nền nông nghiệp là ngành mạnh trong thập kỷ tới, là nước nông nghiệp mạnh…”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, trong cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng một vai trò quan trọng, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng ngành này tại Việt Nam tăng dần theo từng năm. Năm 2011 chiếm 50%, năm 2012 chiếm 70%, năm 2013 chiếm 76,6%, đến năm 2014 là 72%. 80/101 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, ông Bình nhấn mạnh, sự phát triển của doanh nghiệp (DN) thuộc lĩnh vực này không đồng đều, chủ yếu là DN FDI trong khi DN nội lại yếu.
Cùng chung mối băn khoăn này, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Thị Thu Hằng cảnh báo: Việt Nam đang thiếu vắng các DN có quy mô vừa. Với 95- 96% DN nhỏ và siêu nhỏ (nếu tính cả các hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ này chiếm tới trên 99,9%) các DN Việt Nam đang hạn chế khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, tính lan tỏa của các DN FDI vẫn rất hạn chế khi tỷ lệ các sản phẩm đầu vào  được mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước chỉ chiếm khoảng 26,6% tổng giá trị đầu vào.
Theo bà Hằng, nguồn lực tài chính chỉ là một phần, thiếu kiến thức chuyên môn, công nghệ và ý tưởng cũng quan trọng không kém. “Bên cạnh việc các DN Việt Nam phải liên tục nâng cao năng lực của mình, nắm bắt được xu hướng kinh doanh của các DN đa quốc gia thì rất cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước…” - bà Hằng lặp lại điệp khúc quen thuộc. 

Đọc thêm

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.