Giá thuốc không thể so sánh như giá phở

Bộ trưởng Bộ Y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế
(PLO) - Cho rằng việc so sánh giá thuốc ở Việt Nam với Thái Lan chẳng khác gì so sánh giá phở ở Việt Nam và Mỹ, ĐB Nguyễn Hữu Đức - Đồng Tháp – đã đưa vấn đề này chất vấn Bộ trưởng Bộ Y Tế.

Lấy dẫn chứng từ những con số của ngành Y tế, ĐB Nguyễn Hữu Đức nói: Tại Báo cáo 595 của Bộ trưởng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ có nói về giá của thuốc . Theo đó, tháng 5 và tháng 6 năm 2012  công tác liên ngành khảo sát ở Thái Lan so sánh là 25 mặt hàng thuốc thương mại cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, giá trúng thầu tất cả các mặt hàng cao hơn Việt Nam tỷ lệ 3,17 lần. Ở Trung Quốc cũng 23 mặt hàng như thế nhưng cao hơn Việt Nam 2,25 lần.

“Việc này tôi thấy so sánh như thế này thì giống như việc giá trị bát phở ở Việt Nam và ở Mỹ. Việc so sánh như thế tôi thấy không phải chính xác và xác định rõ giá rẻ hơn nước ngoài. Hơn nữa thuốc phòng trị bệnh thì đây là một loại hàng hóa đặc biệt có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, nhưng phải theo giá của thị trường, tất nhiên có tăng và có giảm tất cả các mặt hàng nào khác cũng vậy.” – ĐB nói.
Chuyển lời cử tri lên đến Bộ trưởng Bộ Y tế, ông hỏi “Cử tri đặt câu hỏi như thế này, giá thuốc chỉ thấy tăng mà không có giảm và có hay không sự lũng đoạn làm giá của các hãng cũng như nhà sản xuất, nhà phân phối trong lĩnh vực về giá thuốc điều trị bệnh. Vậy Bộ trưởng suy nghĩ như thế nào về vấn đề này và Bộ trưởng có giải pháp gì để tạo điều kiện cho người bệnh nhất là người bệnh nghèo bớt khó khăn.”

Trả lời chất vấn của ĐB tỉnh Đồng Tháp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết:

Năm 2012, Bộ Y tế cùng với Bộ Kế hoạch, Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Các vấn đề xã hội và một số các vụ, cục đi khảo sát tình hình giá thuốc tại Thái Lan và Trung Quốc và đã có kết quả như đại biểu đã nói. Đương nhiên, sự so sánh khập khiễng nhưng chúng ta thấy rằng giá thuốc của Trung Quốc thời điểm đó là 2,25, GDP của Trung Quốc hơn ít nhất 2,5 lần, Thái Lan gấp 3,12 lần, thu nhập đầu người của Thái Lan gấp chúng ta 3,3 lần.

“Trong suốt thời gian qua giá thuốc khá ổn định và xếp trong mặt hàng đặc biệt thì CPI luôn đứng thứ 8, thứ 9 trong 11 mặt hàng được xác định xếp hạng và không có phần tăng đột biến.” – Bộ trưởng khẳng định.

Thêm một thông tin khá khả quan Bộ trưởng đưa ra là năm 2013-2014, khi thực hiện những Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính thì cũng lần đầu tiên Bảo hiểm xã hội đã có báo cáo, cũng như các địa phương là giá chi phí về thuốc từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế giảm từ 30-35%, thuốc nội đã dùng tăng lên khoảng 2 lần.

Như Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo là có hình thức quản lý giá mới này thì tiết kiệm được 1.400 tỷ đồng.

Cũng theo thông tin từ Bộ trưởng, một khảo sát của Viện chiến lược quốc gia, theo hướng dẫn của y tế thế giới thì thấy giá thuốc gốc của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực và đối với thuốc biệt dược là tương đương.

Gần đây nhất, vào tháng 3/2015 tổ chức CMS của quốc tế về khảo sát giá thuốc của Việt Nam chỉ bằng 0,79 mặt bằng giá chung của các nước trong Đông Nam, Châu Á.

“Tại sao chúng ta lại có một cái giá tương đối ổn định trong thời gian qua để khắc phục những hạn chế?” Bộ trưởng đặt câu hỏi, rồi tự lý giải:

Thứ nhất, giá thuốc không đồng đều khi kết quả đấu thầu giữa các địa phương với nhau.

Thứ hai, giá thuốc ở một số nơi trúng thầu cao hơn giá kê khai lúc ban đầu khi xin đăng ký nhập khẩu lưu hành và kinh doanh, như vậy gây ra cao, những địa điểm này đã được xử lý bằng các cơ quan có liên quan.

Thứ ba, nhiều nơi giá thuốc giữa các quầy thuốc rất khác nhau, vấn đề này sẽ có giải pháp khắc phục vì phải tuân theo quy thị trường là thuốc ngoài thị trường, có những thuốc biệt dược có lúc đột giá tăng lên.

Về vấn đề giải pháp, Bộ trưởng cho biết trong thời gian qua Bộ Y tế cùng với Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã ban hành một loạt thông tư. Từ Thông tư 01 năm 2012 đổi thành Thông tư 36 năm 2013 về hướng dẫn đấu thầu thuốc, hồ sơ mời thuốc sau này là Thông tư 37, để hướng dẫn đấu thầu thuốc, chia loại thuốc thành các nhóm của các nước Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á và của Việt Nam. 
Thông tư 15 quy định về giá thuốc được lời tối đa đối với các quầy thuốc bệnh viện từ 2-15% tùy giá thuốc. Thông tư 50 liên tịch của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương tất cả các thuốc từ đăng ký xin được nhập khẩu lưu hành và đấu thầu thì phải công khai giá và kê khai giá đó. Quản lý khá chặt chẽ như vậy, nên thời gian qua giá không đột biến và chi phí về thuốc cho bảo hiểm đã giảm.

Một thực tế Bộ trưởng thừa nhận là hiện nay hạn chế vẫn là giá thuốc giữa các địa phương không giống nhau. Có những lúc giá trúng thầu cao hơn giá đã kê khai, các cửa hàng, quầy thuốc bán lẻ không kê khai một cách công khai, minh bạch, niêm yết giá để người dân có thể chọn giữa nhà thuốc nọ và nhà thuốc kia.

Thời gian tới, Bộ Y tế thực hiện Luật đầu tư mới và trong đó có một chương về thuốc và Nghị định 63, theo nghị định đó thì Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm xây dựng thông tư về đấu thầu thuốc, tập trung tại quốc gia, kèm theo đó là ban hành danh mục các thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia.

Bộ trưởng cũng cho sẽ ban hành danh mục các thuốc tập trung quốc gia, danh mục thuốc sản xuất trong nước ưu tiên đấu thầu tập trung. Danh mục thuốc đàm phán giá.

Theo Bộ trưởng, đây cũng là lần đầu tiên, hình thức đàm phán này là mới trong Luật đấu thầu và Nghị định đấu thầu. Đặc biệt với những mặt hàng có thể tăng giá đột xuất nếu có độc quyền, thuốc biệt dược.

Cũng trong kế hoạch của ngành Y mà Bộ trưởng tiết lộ, sẽ có một trung tâm mua sắm tập trung tại Bộ y tế và thành lập một hội đồng độc lập để tham mưu ở cấp quốc gia về danh mục các thuốc để độc lập với Bộ y tế, người sản xuất bệnh viện. 
Hội đồng này gồm có Hội người tiêu dùng, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, các hội nghề nghiệp và các vụ, cục. Bà cũng cho biết, Bộ Y tế đang cố gắng trong cuối tháng này hoặc trễ nhất là đầu tháng sau ban hàng thông tư này. Sự đổi mới thông tư này phải nhập với Luật đấu thầu, Luật giá. Cùng với Luật dược (sửa đổi) sẽ có phân định chức năng rõ về quản lý giá.

“Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới giá thuốc sẽ được thấp hơn nữa trong tổng chi phí khám chữa bệnh và không có sự chênh lệch giữa các địa phương với nhau, đồng thời có tính chất tập trung để đảm bảo cung ứng đủ thuốc chất lượng và giá cả chấp nhận.” Bộ trưởng đặt hy vọng./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.