Gay cấn những cuộc đua bò ở... Thủ đô

Gay cấn những cuộc đua bò ở... Thủ đô
(PLO) - Dường như mưa vẫn không cản chân dòng người ồn ã kéo về Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Họ đang háo hức về một cuộc đua lần đầu mới có ở Hà Nội - đua bò Bảy Núi, vốn là “đặc sản văn hóa” của  An Giang.

Công phu “thuần bò”
Lách qua đoàn người đứng ken dày, chật cứng khu vực sân đua bò, chúng tôi tìm gặp được chị Nàng Oăn Ni (37 tuổi) - vợ một chủ bò lặn lội từ vùng An Giang ra miền Bắc. Bàn tay chị Nàng Oăn Ni xoa xoa vào lưng chú bò mộng cao vượt đầu người, đôi mắt tinh anh của hai con vật quen hau háu nhìn chai nước ngọt trên tay chủ. 
“Con bò nó biết đấy, trước khi đua thì cho nó ăn mà, cho ăn hơn 10 cái hột gà (PV- trứng gà) và còn cho nó uống nước ngọt nữa thì mới có sức, mới chạy nhanh”- chị Nàng Oăn Ni bật mí. 
Nghe kể, chị Nàng Oăn Ni ra miền Bắc lần này để đảm nhiệm công việc chăm sóc bò thay cho chồng là anh Chau Hăng. Cặp bò này được vợ chồng chị Nàng Oăn Ni lựa chọn và huấn luyện kỹ càng từ nhỏ. Không biết có phải do đôi mắt tinh tường biết nhìn “tướng” bò hay bởi cảm tấm lòng chăm sóc chu đáo của vợ chồng chị mà đôi bò không ít lần mang lại tiếng lành cho Pum Sóc. Trong số 5 lần tham gia các cuộc đua thì một lần cặp bò nhà Chau Hăng giật được giải nhất. 
Bò được chủ nhân chăm sóc kĩ càng
 Bò được chủ nhân chăm sóc kĩ càng
Giá mỗi chú bò thắng cuộc cũng vì đó mà nâng lên ngất ngưởng. “Bò bình thường thì chỉ 70, 80 triệu một cặp thôi, nhưng khi đã chiến thắng thì phải hơn 100 triệu, cũng có khi 200 triệu…”, chị Nàng Oăn Ni thật thà. 
Là người dẫn dắt bò đua Bảy Núi ra Thủ đô, ông Phan Trí Dũng - Trưởng phòng Nghiệp vụ thể thao – Sở VHTT&DL tỉnh An Giang bộc bạch: “Trong ấy họ đua mà thắng, đôi nào thắng được người dân quý lắm, tất cả vùng sẽ đến chúc mừng, họ quan trọng là cái danh dự” .
Theo tìm hiểu, hầu hết bò đua Bảy Núi đều phải thiến mới có thể chính thức bước vào quá trình huấn luyện. Quá trình chăm sóc và thuần dưỡng bò đóng vai trò quyết định đến sự thành bại. Như lời ông Phan Trí Dũng khẳng định thì “thuần bò” là một khâu hết sức quan trọng. 
“Với cặp bò khi người ta nuôi, thuần dưỡng nó thì chỉ có một người duy nhất là nó nghe lời thôi. Nghĩa là phải nuôi và chăm sóc, thuần dưỡng ngay từ khi còn nhỏ. Thế nên, cũng chỉ có thể có  một người điều khiển được nó. Ngoài ra, còn có một người nữa sẽ chỉ chuyên về chăm sóc cho bò” - ông Dũng nhấn mạnh.
Những chú bò vượt hơn 2 nghìn cây số
Hơn 2.100 cây số từ đất An Giang ra đến Thủ đô Hà Nội quả thực là một hành trình dài. Đứng giữa sự chênh lệch nhiệt độ của một nơi ấm nóng ra miền Bắc mùa đông lạnh nhưng từ người “cầm cương” đến những chú bò vẫn cống hiến cho khán giả những màn chạy nước rút mạnh mẽ. 
Ông Đinh Đức Lập (Thanh Oai, Hà Nội) nhìn 6 cặp bò đua với vẻ xuýt xoa, khen ngợi: “Tôi đi từ 6 giờ sáng lên đây để mong được một lần thấy đua bò Bảy Núi, quả thực thấy rất hay. Gần 70 tuổi rồi mà còn được chứng kiến nét đặc sắc này nên tôi vui lắm”.
Từ vùng Tân Lợi (Tịnh Biên, An Giang) anh Chau Suonl  - chồng chị Đèn Khoăn Ly, là một “người cầm vàm” (PV - nài đua bò) có tiếng trong vùng, theo kinh nghiệm chia sẻ thì một cặp bò đua phải đồng cân, đồng sức. Nghĩa là từ hình dáng, thể trạng và sự biết nghe lời cũng phải tương đồng thì mới dễ điều khiển và giành chiến thắng. Tuy nhiên, để được như vậy không hề dễ dàng, trong hàng trăm con bò nhỏ được nuôi nấng, chăm sóc kỹ càng đến năm “phát sức” - bò trưởng thành phải cho chạy thử. 
“Mình phải cho nó tập chạy, chạy 3 bữa một lần, nếu không được thì loại nó ra chỉ để cho cày bừa thôi, không đua được” - chị Đèn Khoăn Ly khẳng định.
Sau lễ bốc thăm, hàng ngàn người đổ dồn về khu đua - nơi những chú bò thể hiện những bước chạy nước rút mạnh mẽ, không tìm được chỗ “đậu chân” để ngắm toàn cảnh cuộc thi sau nhiều giờ mong ngóng, ông Hùng (quê Phú Thọ) quyết định leo lên một ngọn cây cao ngất ngưởng để… ngắm cho sướng mắt. 
Nhiều người dân Thủ đô rất thích thú xem lễ hội đua bò
 Nhiều người dân Thủ đô rất thích thú xem lễ hội đua bò 
Màn chạy nước rút của cặp bò số 2 do Neang Hoăn Ny và số 3 do Chau Sóc Ry điều khiển gần như thu hút sự chú ý hơn cả. Sau những màn rượt đuổi thăm dò, phần “nước rút” của cặp đôi này liên tục nhận được sự tán thưởng của người xem. 
Cùng gia đình đến với lễ hội đua bò từ sáng sớm, anh Nguyễn Trường Giang (39 tuổi, thị trấn Sơn Tây, Hà Nội) đến trước hẳn một ngày để “phục chờ” hội đua bò: “Nghe tin có lễ hội đua bò, tôi và các bạn cùng lớp tổ chức lên đây từ chiều qua, thuê nhà ở lại để sáng nay có thể đến sớm xem đua bò. Tôi cũng đã biết lễ hội đua bò qua báo chí rồi nhưng chưa bao giờ được mục sở thị như hôm nay. 
Mong rằng Làng Văn hóa sẽ có nhiều lễ hội hay và độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là văn hóa của dân tộc thiểu số phía Nam cho người dân miền Bắc được xem, được hiểu thì tốt biết bao”.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.