Chánh án TAND TC nói về oan án ở Bắc Giang

Chánh án TAND TC nói về oan án ở Bắc Giang
(PLO) - Vụ án Nguyễn Thanh Chấn, cùng vấn đề án oan đã được QH đưa ra chất vấn người đứng đầu ngành tòa án trong phiên chất vấn của QH sáng nay (21/11)
Theo Chánh án TAND TC Trương Hòa Bình, khi viện trưởng VKSND tối cao có kháng nghị tái thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm trong vụ của ông Chấn. Tòa án NDTC đã xét xử tái thẩm. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng, hủy án điều tra lại. Hiện nay các thủ tục tố tụng đang được tiến hành để VKS thực hiện điều tra lại. 
“Các ĐBQH rất quan tâm, cử tri cả nước cũng rất quan tâm đến câu hỏi là có oan sai hay không? Chắc các vị đại biểu cũng đã suy nghĩ có câu hỏi khác nhau.” – Người đứng đầu ngành Tòa án nói. 
Ông cũng cho biết: Xin báo cáo là trong những năm gần đây, số lượng vụ án hình sự rất lớn. Việc điều tra, vạch trần tội phạm rất khói khăn vất vả. Có những vụ việc cán bộ công an đã phải hy sinh. Công tố, thẩm phán, điều tra cũng phải gặp nhiều khó khăn, áp lực, đe dọa… khi làm việc. 
Ông khẳng định: Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán… đều là những người có trình độ, là cán bộ tin cậy của Đảng, Nhà nước,  nhân dân trong mặt trận đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ. Họ đã thực hiện tốt công việc được giao. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có sai sót.
“Gần đây, dự luận cho rằng vụ án ông Chấn là oan sai, có ép cung, nhục hình. Chúng tôi cho rằng việc oan sai là khó tránh khỏi, Tuy nhiên, để sảy ra oan sai, nhất là oan, oan đối với những người bị buộc tội ở mức án cao nhất là không thể chấp nhận.”  - ông nói.
Nhưng quan điểm của người đứng đầu ngành tòa án, lúc này chưa thể kết luận được là có oan, có ép cung hay không. “Việc có xác định có oan hay không phải theo quy định pháp luật rất chặt chẽ. Những người có trách nhiệm phải xem xét lời kêu oan. Nếu để xẩy ra oan sai là nỗi thống khổ của người dân. Bị thiệt hại về nhân phẩm, danh dự, ảnh hưởng cả dòng tộc, của họ. Vì thế phải xem xét cẩn trọng, thấu đáo, nhưng phải đúng Pháp luật.” ông nói.
Chánh án Trần Hòa Bình mong các ĐB QH chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền. “Các cơ quan này, những người đứng đầu ngành này sẽ chịu trách nhiệm trước QH, trước nhân dân.” ông khẳng định.
Ông cũng nhấn mạnh rằng việc xem xét sẽ kỹ lưỡng ở từng giai đoạn. Kiểm sát, Luật sư, Điều tra, đều có trách nhiệm trong việc xem xét có oan, có bức cung không. 
Chánh án TAND TC cũng trần tình: “Đối với tòa án, các HĐXX dựa trên hồ sơ, chứng cứ, tòa án thụ lý và giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật. Nếu hồ sơ đã khép kín, Tòa án xử lý theo hồ sơ. Việc tòa án phát hiện có ép cung hay không là rất khó. Phải có yêu cầu từ bị cáo, từ luật sư hay từ kiểm sát thì HĐXX mới biết để xem xét.” 
Tuy nhiên ông cũng một lần nữa cho biết với trách nhiệm của HĐXX, dù không phát hiện ra ép cung, nhưng để xảy ra oan sai là điều không chấp nhận. Điều này đòi hỏi sự tinh thông, nhạy bén, bản lĩnh của thẩm phán, của cán bộ tòa án. Cán bộ Tòa án cần phải “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”.
Việc không thể nóng vội khẳng định oan sai hay ép cung cũng là bởi nó không chỉ tác động đến  người bị kết án, mà còn liên quan đến tinh thần, ý chí của cán bộ làm công tác tố tụng. 
"Không thể làm chùn bước những người đang làm nhiệm vụ hết sức khó khăn, gian khổ, hết sức nguy hiểm. Nếu thực sự có oan sai trong từng giai đoạn xét xử, tùy theo từng giai đoạn, từng vụ việc, thuộc trách nhiệm cơ quan nào, người đứng đầu cũng có trách nhiệm.” – ông nói.
Về vụ án Lê Bá Mai mà một đại biểu đã đưa câu hỏi chất vấn: Lúc tuyên có tội, lúc tuyên vô tội, vậy Chánh án có chỉ đạo giám đốc thẩm vụ án này không? 
Chánh án TAND TC Trương Hòa Bình cho biết vụ án đã  có sơ thẩm, phúc thẩm, kháng nghị và phúc thẩm lại. Bản án cuối cùng tuyên Lê Bá Mai phạm tội. Đây là quyết định của một tòa án có thẩm quyền. Chánh án tôn trọng phán quyết của HĐXX. 
Còn trách nhiệm xem xét đơn kêu oan và việc thực hiện giám đốc việc xét xử, các cơ quan chức năng của tòa án phải thực hiện, đây là trách nhiệm của Hội đồng thẩm phán tòa án. Đồng thời cũng có trách nhiệm của ngành kiểm sát.
“Chúng tôi sẽ rất là thận trọng, khách quan trong việc xem xét lại vụ án này với tinh thần cao nhất. Vì bản án đã có hiệu lực pháp luật, nếu có đơn kêu oan,  chúng tôi sẽ xem xét lại theo đúng quy trình pháp luật.” – ông nói.
Theo ĐB Lê Thị Nga, án oan sai đang khiến dư luận rất bức xúc. Chánh án cần rà soát lại những vụ kêu oán, đặc biệt là những vụ án tử. Tránh trường hợp đã được giải oan thì cũng đã bị thi hành án. 
Chiều nay, còn kkoảng 45 phút để Chánh án tiếp tục trả lời chất vấn. Tiếp đó, Viện trưởng VKS NDTC, Bộ trưởng Bộ Công an cũng sẽ phát biểu về những vấn đề liên quan đến công việc của ngành mình phụ trách mà các ĐB đã đặt câu hỏi.  Sau đó, kết thúc phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII, Thủ tướng CP Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu và làm rõ thêm một số vấn đề. Đồng thời trực tiếp trả lời chất vấn của các ĐBQH. Phiên làm việc sẽ bắt đầu từ lúc 13h50 phút. Và sẽ tiếp tục được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Dành ưu tiên hàng đầu cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện.