300 khán giả TP Hồ Chí Minh lắng đọng cùng "Cánh đồng rực lửa"

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vở kịch "Cánh đồng rực lửa" lấy đi cảm xúc của khán giả khi tái hiện câu chuyện bi tráng về sự hy sinh của của các dân công hỏa tuyến ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP HCM hơn 50 năm trước.

Vừa qua, sân khấu Quốc Thảo (TP HCM) công diễn vở "Cánh đồng rực lửa", dự thi Liên hoan sân khấu TP HCM 2024. Buổi công diễn có sự tham gia của hàng trăm khán giả.

Được chuyển thể kịch bản từ sự kiện 32 dân công hỏa tuyến đã anh dũng hy sinh trên cánh đồng Láng Sấu (xã Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP HCM) trong một "đêm trắng" đau thương, bi tráng, "Cánh đồng rực lửa" đã khắc họa sự khốc liệt của chiến tranh, tấm lòng kiên trung của người dân với cách mạng và tinh thần quả cảm của người dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Vở kịch "Cánh đồng rực lửa" được đầu tư về kinh phí, bối cảnh, âm nhạc. Ảnh: SKK

Vở kịch "Cánh đồng rực lửa" được đầu tư về kinh phí, bối cảnh, âm nhạc. Ảnh: SKK

Với sự tham gia của dàn diễn viên đông đảo (hơn 50 người), vở khiến khán giả không khỏi xúc động khi chứng kiến câu chuyện hy sinh của các dân công hỏa tuyến.

Đặc biệt, diễn xuất ăn ý của 4 nghệ sĩ kỳ cựu Quốc Thảo, NSƯT Minh Nhí, NSƯT Tuyết Thu, Hữu Nghĩa càng làm tăng thêm nhiều mảng miếng tâm lý đắt giá. Ở "Cánh đồng rực lửa", ngoài những phút giây day dứt, lắng lòng, khán giả còn được chứng kiến những khoảnh khắc hài hước, tình huống thú vị.

Câu chuyện trong vở diễn tạo cảm xúc cho khán giả. Ảnh: SKK

Câu chuyện trong vở diễn tạo cảm xúc cho khán giả. Ảnh: SKK

Chia sẻ cùng phóng viên Pháp luật Việt Nam, nghệ sĩ Quốc Thảo tiết lộ "Cánh đồng rực lửa" là vở diễn được dàn dựng hoành tráng, trong thời gian trên 5 tháng. Vở được đầu tư lớn về tài chính, dàn dựng, âm nhạc, bối cảnh, và số lượng diễn viên tham dự.

"Khi thực hiện vở diễn này, chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn, nhất là khi phải huy động một đội ngũ diễn viên đông đảo.

Ngay cả khi tập với một dàn diễn viên đông như vậy cũng rất khó, bởi vì không khéo sẽ thành sân khấu hóa, mô phỏng bên ngoài chứ không phải vở kịch. Nhưng ở vở kịch này, NSND Trần Minh Ngọc đã xây dựng công phu, để từng nhân vật đều có chiều sâu tâm lý.

Một khó khăn nữa khi dàn dựng "Cánh đồng rực lửa" là hầu hết các diễn viên tham gia đều sống ở thời kỳ sau sự kiện lịch sử đó nên chúng tôi không có nhiều hiểu biết về câu chuyện thời đó.

Trước khi vở dàn dựng, chúng tôi phải thu thập nhiều tài liệu để nghiên cứu. Thậm chí sân khấu còn tổ chức chuyến đi thực tế xuống đền thờ 32 dân công hỏa tuyến ở huyện Bình Chánh để gặp và nghe một nhân vật còn sống sót sau "trận càn" để các diễn viên cảm nhận được câu chuyện, không khí lúc đó như thế nào" - nam nghệ sĩ bộc bạch.

NSƯT Minh Nhí và nghệ sĩ Quốc Thảo trong một phân cảnh. Ảnh: SKK

NSƯT Minh Nhí và nghệ sĩ Quốc Thảo trong một phân cảnh. Ảnh: SKK

Cũng nhờ sự đầu tư đó, vở diễn đã nhận được nhiều tràng pháo tay, lời khen ngợi, thậm chí là những giọt nước mắt xúc động từ khán giả.

Nói thêm về vai diễn đại úy Ngai mà mình đảm nhận, Quốc Thảo thừa nhận, anh trăn trở nhiều với vai diễn này. Ban đầu, Ngai được xây dựng một chiều, là người hà khắc, gây ra nhiều tội lỗi cho người dân.

Tuy nhiên, nam nghệ sĩ cho rằng, đóng vai kịch một chiều phiến diện thì rất tẻ nhạt, nên anh muốn tạo cho nhân vật nhiều cung bậc cảm xúc, giúp cho vở kịch hấp dẫn, đa dạng hơn. Vì vậy, Quốc Thảo đã đề nghị với NSND Trần Minh Ngọc chỉnh sửa để nhân vật Ngai đi theo hướng 2 chiều, trở thành người làm giảm bớt thiệt hại của người dân công hỏa tuyến.

Quốc Thảo cũng hy vọng, thông qua vở kịch về đề tài truyền thống cách mạng, có thể góp phần tích cực vào việc giáo dục lịch sử, bồi dưỡng tư tưởng chính trị; xây dựng ý chí quyết tâm, phát huy truyền thống cách mạng, vun đắp niềm tin, lý tưởng sống cho cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.