“Duyên muộn” doanh nghiệp - nông dân

“Duyên muộn” doanh nghiệp - nông dân
(PLO) - Đóng góp tới hơn 20% GDP cả nước song chỉ có khoảng 1% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), điều này cho thấy đây là lĩnh vực kinh doanh khó khăn song cũng đầy tiềm năng cần được đầu tư khai phá…

Nhỏ và siêu nhỏ
Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2014 vừa được VCCI công bố, hiện cả nước chỉ có 3.635 DN nông, lâm, thủy sản (NLTS), chiếm khoảng 1% tổng số DN. Tuy nhiên, tỷ trọng DN NLTS ngày càng có xu hướng giảm, từ 1,6% xuống còn 1% trong giai đoạn 2007-2013. 
“Điều này cho thấy sự phát triển DN trong lĩnh vực nông nghiệp kém hơn hẳn sự phát triển của DN trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Nông nghiệp được xem là quan trọng nhưng lại chưa được quan tâm…”- bà Phạm Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI nhận định.
Trong hơn 3.635 DN hoạt động ở lĩnh vực NLTS, nông nghiệp là ngành có tỷ trọng cao nhất về số lượng DN với 1.707 DN, chiếm 46,9% tổng số DN trong lĩnh vực NLTS. Tiếp đến là ngành thủy sản với 1.296 DN, chiếm 35,7%, cuối cùng là lâm nghiệp với 632 DN, chiếm 17,4%. 
Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng số lượng DN của  ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ở mức cao thì ngành thủy sản gần như không tăng trưởng, chỉ ở mức 0,2%/năm trong giai đoạn 2007- 2013 dù thủy sản là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu luôn ở  nhóm những ngành dẫn đầu cả nước trong những năm gần đây.
Đặc biệt, tỷ trọng DN siêu nhỏ trong lĩnh vực NLTS cũng đang có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2007 tỷ trọng DN siêu nhỏ trong lĩnh vực này chiếm 33,2% thì năm 2013 đã tăng lên 51,2%. Trong khi đó, tỷ trọng các DN có quy mô nhỏ đã giảm từ 59,1% năm 2007 xuống còn 43,9% năm 2013 và tỷ trọng các DN lớn và vừa cũng có xu hướng giảm lần lượt từ 5,5% và 2,3% xuống còn 3,7% và 1,2% năm 2013. 
Đáng chú ý, ngành thủy sản có tỷ trọng DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ cao nhất, đến 99% năm 2013, trong đó quy mô siêu nhỏ là 37,3% và quy mô nhỏ là 61,8%. Chỉ có 0,5% DN trong ngành này có quy mô vừa và 0,4% có quy mô lớn (tương ứng với 5 DN). 
Trong lĩnh vực nông nghiệp, được xem là lĩnh vực có DN có quy mô lớn cao nhất song cũng chỉ chiếm 7,1%, và cũng chỉ có 2% DN có quy mô vừa…. 
Theo bà Hằng, “điểm nghẽn” khiến DN và hộ sản xuất trong ngành nông nghiệp khó tăng quy mô chính là: lợi nhuận thấp, tính liên kết yếu và chịu tác động lớn từ biến động giá cả thị trường. 
Ông Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng, mặc dù Việt Nam có nhiều cải thiện về thủ tục đăng ký và thành lập DN nhưng khó khăn đối với DN vẫn là rất lớn. Nhiều DN nông nghiệp thời gian vừa qua đã thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất xuống hộ chăn nuôi gia đình. 
Các DN nông nghiệp đang gặp quá nhiều thách thức từ cơ chế vốn vay hạn hẹp, gánh nặng lãi suất ăn mòn hết phần lãi, thậm chí cả vốn trong sản xuất kinh doanh…
Tiềm năng và động lực
“Không phải tự nhiên mà vừa qua một loạt DN hàng đầu đang say sưa với bất động sản, công nghệ thông tin quay sang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Rõ ràng họ đã thấy được lợi thế, lợi ích và lợi nhuận cao từ mảng kinh doanh này…”- Chủ tịch VCCI nhận định.
Báo cáo cũng cho thấy từ chỗ chỉ số quay vòng vốn trong các DN NLTS thấp hơn mặt bằng chung của toàn bộ nền kinh tế (2007- 2008) thì từ năm 2009 trở đi, chỉ số này đã tiếp cận và có nhiều lúc cao hơn mặt bằng chung. 
Chỉ số này cũng đã tăng nhẹ  từ 1,3 lần năm 2007 lên 1,5 lần năm 2013. Trong số đó, ngành thủy sản có hiệu suất sử dụng vốn cao nhất, tăng từ 1,8 lần năm 2007 lên 2,2 lần năm 2013.
Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ trong lĩnh vực NLTS tuy có tăng nhanh trong giai đoạn 2007- 2013 song vẫn thấp hơn mức trung bình của toàn bộ nền kinh tế là 44%. 
“Điều này cho thấy các DN hoạt động trong lĩnh vực NLTS hoạt động hiệu quả hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc tỷ lệ các DN thua lỗ tăng nhanh cho thấy lĩnh vực này đang gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2007- 2013 và chưa có dấu hiệu chấm dứt chuỗi khó khăn này…”- Báo cáo nhận định
Tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh này còn thể hiện hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của các DN cũng cao hơn gấp khoảng 3 lần so với mức trung bình của toàn bộ khu vực DN, đạt mức 11,5% năm 2003 so với mức 3,4% của toàn bộ DN. 
Đặc biệt, ROA của DN trong lĩnh vực thủy sản đã tăng từ mức  17,3% năm 2007 lên 19% năm 2013. 
Tương tự, hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các DN NLTS cũng cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả khu vực DN, trừ năm 2012. Năm 2013, chỉ số này đạt 14,5% so với mức 6,6% của toàn khu vực DN, riêng DN thủy sản, ROE luôn đạt mức trên 20%. 
Các DN NLTS cũng có khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) cao hơn nhiều so với mức trung bình của toàn bộ khu vực DN, cụ thể ROS của DN khu vực này giảm nhẹ từ 10% năm 2007 xuống còn 9,3% năm 2013 trong khi chỉ số này tương ứng của toàn bộ khu vực DN là 4% và 4,8%.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, như thế vẫn chưa đủ mà cần phải có những chính sách đúng đắn để thu hút được DN đầu tư vào lĩnh vực này. 
“Nông nghiệp không thể thiếu DN. DN phải đóng vai trò động lực để phát triển khu vực này. Tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay vẫn hy vọng đột phá từ nông nghiệp. Động lực lúc này là DN chứ không phải là “khoán hộ từ người nông dân”...” - Chủ tịch VCCI quả quyết…/.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...