Duyên may “hợp thầy hợp thuốc”, 3 tháng khỏi viêm đại tràng

Hai vợ chồng ông Lê Công Hiểu tại nhà riêng ở Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Hai vợ chồng ông Lê Công Hiểu tại nhà riêng ở Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
(PLO) - Tình cờ đọc được tờ báo Cựu chiến binh, trong đó có bài viết về trường hợp đại tá Phạm Quy bị bệnh đại tràng 45 năm, nay đã khỏi nhờ Đại tràng Tâm Bình. Ông Hiểu quyết định tìm mua sản phẩm của Tâm Bình về sử dụng. Không ngờ, “hợp thầy hợp thuốc”, chỉ sau 3 tháng, ông Hiểu cũng khỏi hẳn căn bệnh đại tràng.
Ông Lê Công Hiểu, 57 tuổi, nhà ở thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình là chi Hội trưởng hội Cựu chiến binh của thôn Phú Ân. Hàng ngày, ông đọc nhiều tờ báo để nắm bắt và phổ biến thông tin cho mọi người trong chi hội. 
Tháng 4/2013, ông Hiểu tình cờ đọc được tờ báo Cựu chiến binh, trong đó có bài viết về trường hợp đại tá Phạm Quy bị bệnh đại tràng 45 năm, nay đã khỏi nhờ Đại tràng Tâm Bình. Ông Hiểu quyết định tìm mua sản phẩm của Tâm Bình về sử dụng. Không ngờ, “hợp thầy hợp thuốc”, chỉ sau 3 tháng, ông Hiểu cũng khỏi hẳn căn bệnh đại tràng.
Ông đi bộ khắp các con phố ở Hà Nội để tìm nhà thuốc Tâm Bình
 Ông đi bộ khắp các con phố ở Hà Nội để tìm nhà thuốc Tâm Bình
Hành trình đấu tranh với bệnh tật
Một buổi chiều cuối tháng 10, tôi có dịp được trò chuyện với ông và nghe ông tâm sự về căn bệnh “gia truyền” này của mình. Ông trầm ngâm kể: “Bố và em trai tôi cũng bị bệnh đại tràng. Còn tôi khi xưa đi lính, tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, do điều kiện ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo nên tôi mắc căn bệnh này. Về sau, công việc vất vả, sinh hoạt thiếu điều độ, uống rượu nhiều nên đường ruột của tôi càng bị tổn thương”. 
Hơn 30 năm bị bệnh đại tràng hành hạ, ông thường xuyên bị những cơn đau quặn bụng, ăn bất cứ thứ gì lạ là đi ngoài ngay lập tức. Nhưng cũng có khi lại táo bón mấy ngày, phân lúc rắn, lúc nát, mỗi lần đi là đau buốt. “Tôi không có sức để làm bất cứ việc gì, người ngày càng mệt mỏi, ốm yếu. Khi đó, người tôi chỉ được 44 kg thôi, gầy lắm”, ông Hiểu cho biết.
Vì gia đình khó khăn hơn nữa công việc cũng bận rộn nên ông tự mua thuốc đại tràng để chữa cho mình. Cứ ai mách thuốc gì tốt, từ thuốc Tây cho đến đông y, ông đều mua về dùng nhưng chỉ đỡ một thời gian, cứ ngơi thuốc là bệnh đâu lại vào đấy. Sau đó, ông Hiểu quyết định đi khám ở các bệnh viện lớn và được kết luận là bị bệnh viêm đại tràng. 
“Lần nào đi khám, mua thuốc cũng mất tiền triệu, nhưng sử dụng thuốc nào mà bệnh viện kê cho cũng vậy, uống thì đỡ ngay khi đó nhưng vài tháng sau lại đau. Dai dẳng chống đỡ với bệnh tật, có lúc tôi nản chí lắm”, ông Hiểu nhớ lại.
Dược sĩ tư vấn cho ông Hiểu về cách dùng sản phẩm
Dược sĩ tư vấn cho ông Hiểu về cách dùng sản phẩm 
Hành trình tìm lại sức khỏe
Ông Hiểu kể lại hành trình tìm đến với Nhà thuốc Tâm Bình mới thấy được sự gian nan, vất vả. Từ quê lúa Thái Bình, ông bắt xe khách lên Hà Nội và suốt quãng đường từ ga Giáp Bát đến Nhà thuốc Tâm Bình ở số nhà 22, Ông Ích Khiêm, ông Hiểu chủ yếu đi bộ. “Tôi cứ cuốc bộ từ con phố này sang con phố khác, tôi nhảy xe buýt tới bờ Hồ ra phố cổ xong lại tiếp tục đi tìm”. 
Không biết đường, bị “thả” giữa thủ đô xa lạ và bị chỉ nhầm đường sang phố Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng ông Hiểu vẫn quyết tâm tìm bằng được. Có lẽ mong muốn khỏi bệnh đã trở thành động lực mạnh mẽ và là cái “duyên may” để ông “gặp thầy gặp thuốc”, chữa khỏi được bệnh và giúp ông khỏe mạnh trở lại như hôm nay.
Ông Hiểu vui mừng kể tiếp: “Tìm được đến Nhà thuốc Tâm Bình, tôi mua luôn 10 hộp uống trong 3 tháng. Mới uống đến hộp thứ 3 tôi thấy đỡ đau bụng rất nhiều. Mừng quá, tôi tiếp tục uống hết 6 hộp thì thấy tình trạng sức khoẻ ngày một khá lên. Tôi ăn khỏe và ngon miệng hơn, chứng đau bụng đi ngoài hay khó tiêu đã được trị dứt điểm, cảm giác khoan khoái, khỏe mạnh. Sau 3 tháng sử dụng liên tục, tôi tăng lên được 5 kg và không phải kiêng khem như trước”.
Xúc động cảm ơn “ân nhân” - Dược sĩ Lê Thị Bình
Xúc động cảm ơn “ân nhân” - Dược sĩ Lê Thị Bình 
Từ tháng 12/2013 đến nay, ông Hiểu không cần uống Đại tràng Tâm Bình nữa nhưng cũng không bị đau trở lại. Ông đã mách cho em trai, anh em trong họ và nhiều người bị bệnh đại tràng trong vùng uống đều đỡ bệnh. “Tôi mong muốn chia sẻ cho nhiều người cùng biết đến sản phẩm này vì chỉ những người cùng cảnh ngộ mới thấu hiểu được nỗi khổ của bệnh và niềm vui sướng khi hết bệnh như thế nào”, ông Hiểu tâm sự.
Quá nửa đời người bôn ba mưu sinh bằng nghề nông vất vả, dãi dầu mưa nắng nên ông Hiểu chỉ mơ ước mình có thể khỏe mạnh trở lại để tiếp tục công việc và làm chỗ dựa cho vợ con. Chính vì thế, khi thoát được căn bệnh viêm đại tràng, thì niềm hân hoan, phấn khởi dường như luôn thường trực trên gương mặt của ông.
Để gửi lời cảm ơn đến dược sĩ Lê Thị Bình mà ông gọi là “ân nhân, ông Hiểu không chỉ viết thư, mà còn đến tận nơi cảm ơn tại văn phòng công ty Dược phẩm Tâm Bình (349, Kim Mã, Hà Nội) và tặng 1 bài thơ mang tên “Sướng lắm người ơi” diễn tả cảm xúc hạnh phúc của mình khi khỏe mạnh trở lại: “Đôi dòng tôi viết tâm tình/Cảm ơn dược phẩm Tâm Bình - Ích Khiêm/Sản sinh ra thứ thuốc tiên/Tôi dùng 9 hộp, khỏi liền chẳng sai/Ơn người có một không hai/Lòng thành kính chúc Tâm Bình khỏe vui”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.