Đường dây nóng Bộ Y tế đang bị “lạm dụng“

Thái độ nghiêm túc của người dân rất cần thiết đối với công táckhám chữa bệnh. Ảnh: L.A
Thái độ nghiêm túc của người dân rất cần thiết đối với công táckhám chữa bệnh. Ảnh: L.A
(PLO) -Bộ Y tế vừa có thông báo cho biết những thông tin phản ánh qua đường dây nóng của cơ quan này trong thời gian vừa qua phần lớn là không đúng sự thật.

Theo Văn phòng Bộ Y tế , trong hơn 100 nghìn cuộc gọi vào đường dây nóng của bộ  hơn một năm qua thì có đến 2/3 trong số đó là không chính xác.

Ngoài các cuộc gọi đến không đúng phạm vi quản lý của ngành thì có rất nhiều cuộc gọi phản ánh hoàn toàn sai sự thật.

Cơ quan này đã đưa ra những trường hợp cụ thể:

Ngày 16/1/2015, đường dây nóng nhận được một cuộc gọi phản ánh về thái độ của nhân viên y tế xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng . Nội dung phan ánh cho biết, khi người dân đưa con tới đây tiêm, thái độ của nhân viên y tế rất thờ ơ, không hỏi han, quan tâm, thậm chí có nhân viên còn tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân….

Ngay sau khi nhận được thông tin nói trên, Bộ Y tế đã đề nghị ngành y tế Hải Phòng kiểm tra sự việc. Sở Y tế Hải Phòng đã vào cuộc. Sau khi rà soát lại các quy trình tiêm, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tại trạm cho thấy thái độ của các nhân viên y tế ở đây đều tương đối tốt, đặc biệt không có trường hợp nào bị tiêm nhầm thuốc.

Sở Y tế Hải Phòng cũng đã liên hệ lại với số điện thoại đã liên hệ đến đường dây nóng, tuy nhiên, sau nhiều lần liên lạc thì chủ nhân số điện thoại khi thì cho biết đang bận, khi lại bảo nhầm máy…sau đó là tắt máy.

Ngày 15/1, một cuộc gọi phản ánh sản phụ Hạnh tại Cần Thơ trông quá trình chờ sinh nở tại BV Đa khoa Cần Thơ, gia đình sản phụ phải bồi dưỡng từ 500 đến 1 triệu thì sản phụ mới được các bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc cẩn thận. Gia đình rất bức xúc và đề nghị đường dây nóng kiểm tra sự việc.

Tuy nhiên, khi Sở Y tế TP Cần Thơ liên hệ với gia đình chị Hạnh thì được biết gia đình chị không hề phản ánh nội dung trên.

Ngày 17/1/2015, một cuộc gọi phản ánh sản phụ  Đinh Thị Hoài đến sinh con tại Bệnh viện đa khoa Tam Điệp – Ninh Bình; Sau khi sinh, sản phụ này đã bị một bác sỹ đòi bồi dưỡng 600.000 đồng cho kíp hộ sinh.

Sau khi kiểm tra, rà soát danh sách các sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tam Điệp, Ninh Bình trong vòng hơn 10 ngày gần nhất với thời gian cuộc gọi phản ánh thì không có sản phụ nào có tên như trên đến sinh con tại Bệnh viện Đa Khoa Tam Điệp.

Sở Y tế Ninh Bình đã gọi điện đến số điện thoại đã liên lạc tới đường dây nóng thì được biết, chủ nhân số điện thoại là thợ xây đang làm việc tại Hà Nội. Người này cho biết là ngày 17/1 có đến bệnh viện thăm người nhà, khi ngồi ở hành lang và nghe đồn như vậy nên đã gọi điện đến đường dây nóng để phản ánh.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân có tên là Nguyễn Thị Trang phản ánh thái độ của các y bác sỹ Khoa phẫu thuật mạch máu bệnh viện  thờ ơ, không quan tâm chăm sóc bệnh nhân…

Tuy nhiên, theo bệnh viện Chợ Rẫy thì ngày 21/2/2015 bệnh nhân Nguyễn Thị Trang nhập viện trong tình trạng rất nặng ( vỡ phình động mạch chủ bụng). Các bác sỹ đã chỉ định mổ cho bệnh nhân và đề nghị người nhà nộp tạm ứng viện phí. Người nhà bệnh nhân chỉ nộp tạm ứng 2 triệu đồng trong khi ca mổ dự kiến chi phí từ 20 đến 25 triệu đồng. Các bác sỹ vẫn tiến hành phẫu thuật bình thường và chăm sóc cho bệnh nhân sau đó. Thế nhưng, sau 15 ngày nằm điều trị tại bệnh viện, đến ngày 6/3, gia đình đã tự đưa bệnh nhân trốn viện về mà không thanh toán nốt viện phí.

Hay như trường hợp của chị Trần Thị Hiệp phản ánh đến đường dây nóng cho biết, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương mất vệ sinh, không có người trực đường dây nóng….

Bệnh viện Tai Mũi Họng cho biết, chị Hiệp là mẹ của một bệnh nhân nhi đang điều trị tại đây;  mỗi tối chị Hiệp đã gọi cho đường dây nóng của bệnh viện khoảng 30 lần chỉ để phản ánh về việc vệ sinh trong khi đó bệnh viện kiểm tra về công tác vệ sinh và vẫn thấy được đảm bảo sạch sẽ.
Chị Hiệp cũng thường xuyên có những lời lẽ lăng mạ, chửi bới nhân viên y tế và có một số yêu cầu rất “đặc biệt” như yêu cầu nhân viên y tế phải cam kết lấy máu 1 lần phải được ngay và không được gây chảy máu cho con chị…

 Bộ Y tế cho rằng,  việc phản ánh những bất cập, thực trạng trong lĩnh vực y tế là cần thiết, tuy nhiên người dân cần có thái độ nghiêm túc để có những phản ánh chính xác, thiết thực  tránh gây  mất thời gian cho các cán bộ liên quan trong công tác điều tra và giải trình.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.