Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống: Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển đất nước

Văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
(PLVN) - Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nền văn hóa và con người Việt Nam trong phát triển đất nước, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu: Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững, là động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Coi trọng xây dựng văn hóa trong chính trị

Báo cáo chính trị và các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục một cách nhất quán các phương hướng phát triển về văn hóa, con người… đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Đồng thời, trên cơ sở những nhận thức mới về lý luận, những yêu cầu mới đặt ra của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời gian tới, các văn kiện Đại hội XIII cũng bổ sung, phát triển thêm nhiều nội dung mới.

Trong đó, Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII nêu rõ: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Đặc biệt, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong công tác cán bộ, văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh yêu cầu “đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị”.

Có thể nói, đề cao và thực hiện tính tiên phong trong văn hóa ứng xử là một nội dung quan trọng của việc xây dựng “văn hóa trong chính trị”, trong đó chú trọng chăm lo văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể - một yêu cầu đã được đặt ra từ Hội nghị Trung ương 9, khóa XII - coi xây dựng văn hóa trong Đảng như “nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Theo đó, mục tiêu chung của Nghị quyết số 33-NQ/TW (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XII) đã đặt ra yêu cầu “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ… Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Bởi vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII cũng như các đột phá chiến lược được Nghị quyết Đại hội XIII nhấn mạnh là “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”.

Hình thành văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp

Không chỉ nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong chính trị, Đảng ta cũng luôn quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Cụ thể, phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong điều kiện chúng ta phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng thì văn hóa càng phải thẩm thấu sâu hơn vào kinh tế, trước hết là những con người làm kinh tế để hình thành văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.

Bàn về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện Triết học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nhân văn Việt Nam cho rằng, trong tình hình mới, cùng với chú trọng nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức, cần quan tâm hơn nữa tới việc trang bị “phông văn hóa”, đưa văn hóa thẩm thấu vào mọi hoạt động kinh tế, giúp con người nhận thức được trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội… Những bài học về đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh và văn hóa ứng xử trong kinh doanh cần phải được lan tỏa song hành với kiến thức - kỹ năng kinh doanh, khởi nghiệp.

Ở một khía cạnh khác, các chủ thể doanh nghiệp thời hiện đại nếu thiếu văn hóa và triết lý kinh doanh, tư duy hạn hẹp thì không thể thu hút được nhân tài. Do vậy, văn hóa quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại là điều mà các doanh nhân, người đứng đầu doanh nghiệp muốn thành công và vươn xa cần phải có. Trong đó có việc sử dụng một cách hợp lý, khoa học nguồn nhân lực, phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của con người.

Mới đây, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo Liên hiệp, các Hội Văn học - Nghệ thuật, Hội Khoa học - Kỹ thuật và đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị nâng cao hiệu quả của hoạt động lao động văn hóa, sáng tạo tri thức, tạo ra những sản phẩm, công trình có giá trị cao, thiết thực, góp phần hiện thực hóa một cách sinh động Nghị quyết Đại hội XIII trong đời sống thực tiễn.

Những nội dung trên chính là những yếu tố cốt lõi để xây dựng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp, hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thuộc các lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế - xã hội… Do vậy, các giá trị văn hóa phải ngày càng được bồi đắp, giữ gìn và phát huy trong mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước nói chung và trong từng hành động, thái độ ứng xử của cán bộ, đảng viên, doanh nhân… nói riêng.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...