Đưa môn 'Hà Nội học' vào các trường tại Thủ đô

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu hành vi chưa đẹp, nhất là để ngăn chặn bạo lực học đường, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc”. Ảnh: Hanoimoi
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu hành vi chưa đẹp, nhất là để ngăn chặn bạo lực học đường, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc”. Ảnh: Hanoimoi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thành ủy Hà Nội yêu cầu nghiên cứu đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy trong hệ thống các trường ở Thủ đô. Đồng thời hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng mới ký ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Chỉ thị nêu rõ, Lịch sử văn hiến hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực… Các thế hệ người Hà Nội luôn tự hào với giá trị truyền thống, quan tâm xây dựng và hoàn thiện nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thông qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa con người với con người.

Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội toàn Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt loạt nhiệm vụ để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Thành ủy nhấn mạnh việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống… cho thế hệ trẻ Thủ đô, hướng tới hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Đề cao giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường; kiên quyết ngăn chặn bạo lực và các tệ nạn học đường; nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội. Nghiên cứu đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy trong hệ thống các trường ở Thủ đô. Hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn Hà Nội.

Đọc thêm

Hạn chế tối đa sự thay đổi sách giáo khoa khi thay đổi địa giới hành chính

 Không xáo trộn sách giáo khoa khi thay đổi địa giới hành chính vào 1/7 tới. (Ảnh minh họa: MOET)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa (SGK), sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành. Bộ xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính gồm: Lịch sử và Địa lý (lớp 4, lớp 5, lớp 9); Địa lý (lớp 12); Lịch sử (lớp 10); Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (lớp 10)...

Gia đình - “điểm tựa” giúp học sinh cuối cấp giảm áp lực thi cử

Phụ huynh luôn là “điểm tựa” an toàn cho các thí sinh trong mùa thi. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
(PLVN) - Mặc dù trong những năm gần đây, các kỳ thi vào lớp 10, thi THPT Quốc gia đã có sự thay đổi nhằm giảm bớt áp lực cho các thí sinh. Tuy nhiên, đứng trước bước ngoặt liên quan trực tiếp đến định hướng, tương lai vẫn khiến các sĩ tử lo lắng, phụ huynh trở thành một chỗ dựa để giữ tinh thần lạc quan, thoải mái cho các em.

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Ngày 19/6, Trường ĐH Luật TP HCM đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và nêu bật nhiều giải pháp để xây dựng thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật của đất nước theo Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của Trung ương.

Phú Thọ: Chủ động hỗ trợ thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đặc biệt lưu ý đến tình huống bất khả kháng do thời tiết, như việc cầu phao Phong Châu có thể bị cắt do mưa lũ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Thọ vừa ban hành văn bản số 894 yêu cầu các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) trên địa bàn tỉnh thực hiện rà soát kỹ số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cần hỗ trợ giúp đỡ về ăn, ở, đi lại... trong suốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

21 học sinh trường Hy vọng làm lễ trưởng thành: Trái ngọt sau hành trình yêu thương

21 học sinh trường Hy vọng làm lễ trưởng thành: Trái ngọt sau hành trình yêu thương
(PLVN) - Cuối tuần vừa qua, trường Hy Vọng tổ chức lễ trưởng thành cho 21 học sinh, dấu mốc xúc động khép lại hành trình ba năm gắn bó tại mái trường đặc biệt này – nơi nuôi dưỡng các em chịu thiệt thòi, mất mát do Covid-19. Đó không chỉ là ngày tốt nghiệp mà còn là lời khẳng định: các em đã sẵn sàng để lớn lên, mạnh mẽ và độc lập bước vào hành trình mới của cuộc đời.

Triển lãm tranh 'Sĩ tử 2' động viên các thí sinh trước mùa thi

Triển lãm “Sĩ tử 2” với những bức trực họa về các sĩ tử. (ảnh B.C)
(PLVN) -  Triển lãm “Sĩ tử 2” với những bức trực họa về các sĩ tử và các hình ảnh thân quen trên hành trình thi cử, như: Hoa trạng nguyên, chiếc mũ tốt nghiệp… Sự kiện góp phần cổ vũ, động viên các thí sinh trước thềm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh và hành trình khai mở tiềm năng, định hướng tương lai cho học sinh Alpha Hải Phòng

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Alpha Hải Phòng.
(PLVN) -  Trong hành trình tìm kiếm bản thân và lựa chọn con đường nghề nghiệp, điều học sinh cần không chỉ là tri thức, mà còn là cảm hứng. Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức, mà còn giúp học trò nhận ra mình là ai, muốn gì, và có thể đi trên con đường nào trong tương lai.

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.