Từ khóa: #Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Con người là trung tâm của sự phát triển

Bộ Chính trị lưu ý cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục sông Hồng. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN).
(PLVN) - Bộ Chính trị lưu ý, đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua sông Hồng.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội: Xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngoc Tuấn phát biểu khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/3, HĐND TP Hà Nội khai mạc Kỳ họp thứ 15 - kỳ họp chuyên đề khóa XVI HĐND TP để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và công tác cán bộ. Tại Kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo đột phá khuyến khích người dân tham gia bảo tồn, tái thiết đô thị

Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Báo Hà Nội Mới)
(PLVN) - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua đã đề xuất một số quy định được đánh giá là đột phá so với các quy định pháp luật hiện hành nhằm khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Rất toàn diện và khả thi

Ông Lê Hồng Sơn. Ảnh-Internet.
(PLVN) - Việc sửa đổi Luật Thủ đô sau hơn 10 năm thi hành là vô cùng cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại phát sinh trong thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để quy định các cơ chế đặc thù vượt trội, giúp khai thác các nguồn lực để Thủ đô bứt phá. Để thực hiện những mục tiêu đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đòi hỏi những chính sách có tầm nhìn mới và thực sự vượt trội.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Huy động hiệu quả nhất nguồn lực phát triển Thủ đô

TS. Lê Duy Bình. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tăng tính chủ động cho Hà Nội. Các chuyên gia kỳ vọng, nếu được thông qua, Luật sẽ có tác động rất lớn tới việc huy động, sử dụng nguồn vốn đầu tư, ngân sách... cho Hà Nội phát triển. Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Giao quyền hạn vượt trội phải đi liền với trách nhiệm

Hội nghị diễn ra tại trụ sở Thành ủy Hà Nội. Trong ảnh, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong giới thiệu chương trình hội nghị.
(PLVN) -Sáng 18/9, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến của các nguyên lãnh đạo TP vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Tán thành với nhiều nội dung của Dự thảo Luật, một số ý kiến đề nghị thống nhất quan điểm đi liền với quyền hạn vượt trội, Thủ đô phải gương mẫu, đi đầu trên mọi lĩnh vực.

Cần có cơ chế đột phá để tạo nguồn lực cho Thủ đô phát triển

Cần có cơ chế đột phá để tạo nguồn lực cho Thủ đô phát triển
(PLVN) - UBND thành phố Hà Nội được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước; Ngân sách thành phố Hà Nội được giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố … là những đề xuất rất mới về cơ chế huy động nguồn lực, nâng cao năng lực tài chính - ngân sách cho phát triển của Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Bám sát tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng – Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phát biểu kết luận buổi làm việc tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Các quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) luôn bám sát tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô và tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô trên một số lĩnh vực nhằm tạo tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Kỳ vọng có bước đột phá trong thu hút người tài

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen và Biểu trưng cho các thủ khoa xuất sắc năm 2022.
(PLVN) - Một trong những nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là “có cơ chế, chính sách thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô”. Đây là chủ trương có ý nghĩa như một bước đột phá trong việc sử dụng nhân tài và đã được thể chế hóa trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tạo cơ chế đặc thù, vượt trội về tài chính và đầu tư để phát triển Thủ đô

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 21/6, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về quản lý, khai thác tài sản công; quy định tiêu chuẩn, định mức chi, định mức kinh tế - kỹ thuật”. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đồng chủ tọa.