Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo đột phá khuyến khích người dân tham gia bảo tồn, tái thiết đô thị

Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Báo Hà Nội Mới)
Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Báo Hà Nội Mới)
(PLVN) - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua đã đề xuất một số quy định được đánh giá là đột phá so với các quy định pháp luật hiện hành nhằm khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô.

Quy định đột phá

Công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị không gian lịch sử văn hóa, truyền thống tại khu vực nội đô lịch sử là vấn đề được đặt ra trong nhiều chính sách, giải pháp của chính quyền các cấp tại Thủ đô Hà Nội trong nhiều năm qua, để triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, kết quả chưa đạt được các mục tiêu đặt ra.

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra yêu cầu “cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử”. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định cụ thể yêu cầu này. Đặc biệt, các Điều 19, Điều 20 và Điều 21 tại dự thảo Luật đã quy định rõ các công việc về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị như trong công tác quy hoạch phải chú ý tới các yếu tố về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng không gian công cộng, phát huy các hình thái kiến trúc của các khu vực, công trình có giá trị văn hóa, lịch sử; phát triển không gian xanh, không gian ngầm.

Ngoài ra, quy định tại Điều 22 của dự thảo Luật cũng đã quy định những nội dung đặc thù cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị Thủ đô. Những quy định này được đánh giá là đột phá so với các quy định pháp luật hiện hành nhằm khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô. Quy định này khác với Luật Đầu tư công khi Thủ đô sử dụng ngân sách để hỗ trợ người dân chỉnh trang đô thị như quy định ở trên.

Cùng với đó, dự thảo Luật cũng đề ra cơ chế hỗ trợ đền bù tái định cư, di dời, chuyển đổi nghề nghiệp; điều chỉnh chức năng sử dụng đất theo quy hoạch chi tiết trong khu vực nội đô lịch sử để tái thiết, tái khai thác giá trị, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị ở khu vực nội đô lịch sử, nhằm thúc đẩy công tác giãn dân trong khu vực nội đô lịch sử và cải tạo, chỉnh trang trong khu vực nội đô lịch sử.

Kết hợp bảo tồn di sản văn hóa với cải thiện đời sống dân sinh

Để có thể khai thác “không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử theo quy định” theo yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW, Điều 22 dự thảo Luật đã đưa ra giải pháp về xây dựng “Danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử để phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị” và kết hợp với các giải pháp liên quan đến Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô nhằm bảo vệ di sản không gian đô thị đặc thù của Thủ đô là phố cổ, phố cũ của Hà Nội. Các quy định sửa đổi tại Điều 22 cũng nhằm kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hóa với công tác cải thiện đời sống dân sinh, nơi ở của người dân sống tại các biệt thự cũ, nhà cổ.

Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô là một giải pháp về tài chính nhằm thu hút nguồn vốn ở khu vực tư nhân đầu tư đóng góp và đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc ở khu vực nội đô lịch sử nói riêng và các công trình kiến trúc khác có giá trị về văn hóa và lịch sử. Việc thành lập Quỹ bảo tồn để bảo tồn khu vực nội đô lịch sử sẽ tạo nguồn tài chính nhằm thực hiện các dự án bảo tồn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, hơn nữa còn có tác dụng nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

Mô hình Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử là quỹ tài chính ngoài ngân sách, nhà nước chỉ hỗ trợ việc hình thành vốn điều lệ và bảo đảm hoạt động ổn định ban đầu của Quỹ. Hoạt động của Quỹ sẽ làm giảm gánh nặng về đầu tư của ngân sách TP cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết khu vực nội đô lịch sử. Về phát triển nhà ở, quy định tại dự thảo Luật có tính kế thừa và sửa đổi Luật Thủ đô 2012 với những quy định đối với phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng trên địa bàn Thủ đô.

Phát biểu trong phiên thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật tại Kỳ họp thứ 6 tại Quốc hội khóa XV vừa qua, Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên) đánh giá cao các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan và xây dựng đô thị, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị để thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15-NQ/TW. Đại biểu cũng cho rằng cần thiết bổ sung vào dự thảo Luật một điều khoản để việc quy hoạch đô thị ven sông Hồng, sông Đuống trở thành điểm đột phá, nâng tầm cảnh quan không gian và phát triển Hà Nội văn minh, hiện đại hơn, nhất là khi vấn đề này đã được nhắc tới trong nhiều năm qua nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn chậm.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh) cũng tán thành với nhiều quy định của dự thảo Luật về chính sách quy hoạch và quản lý đô thị. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu tiếp tục bám sát các yêu cầu về quy hoạch và quản lý đô thị tại Nghị quyết số 15-NQ/TW để thể chế hóa rõ ràng, cụ thể thành các quy phạm. “Quy định tại Điều 19 còn mang tính nguyên tắc; các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch tại Điều 20, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan và xây dựng đô thị tại Điều 21, phát triển nhà ở tại Điều 31, phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông tại Điều 32 còn quá khái quát, chưa thật đồng bộ, chưa giải quyết được vấn đề bức xúc thực tiễn đặt ra trong thời gian qua tại Hà Nội như tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”, sau thu hồi đất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng phát triển nhà ở...”, Đại biểu nêu vấn đề.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.