Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Rất toàn diện và khả thi

Ông Lê Hồng Sơn. Ảnh-Internet.
Ông Lê Hồng Sơn. Ảnh-Internet.
(PLVN) - Việc sửa đổi Luật Thủ đô sau hơn 10 năm thi hành là vô cùng cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại phát sinh trong thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để quy định các cơ chế đặc thù vượt trội, giúp khai thác các nguồn lực để Thủ đô bứt phá. Để thực hiện những mục tiêu đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đòi hỏi những chính sách có tầm nhìn mới và thực sự vượt trội.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội cho biết, theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW), Hà Nội được xác định là động lực, đầu tàu kinh tế của vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Để Hà Nội làm tròn được vai trò đó, chính quyền Hà Nội cần có những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tiễn và sự phát triển của thành phố. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô hướng đến mục tiêu thể chế hóa toàn diện những quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ đã được xác định tại các Nghị quyết nêu trên.

Ngoài ra, việc sửa đổi Luật lần này cũng nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Thủ đô năm 2012, đồng thời đưa ra các cơ chế đột phá để Hà Nội phát huy tất cả các tiềm năng, thế mạnh, làm tròn trách nhiệm là Thủ đô cả nước. Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật. “Chúng ta cần lưu ý rằng, Luật này không thay thế các luật hiện hành mà chỉ quy định các cơ chế chính sách đặc thù. Như vậy, mục tiêu đặt ra đối với lần sửa đổi này là rất toàn diện và khả thi” - ông Lê Hồng Sơn nói.

Vẫn theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội quy định tại dự thảo Luật được thể hiện toàn diện trong 9 nhóm chính sách. Ví dụ về tổ chức bộ máy và biên chế, dự thảo Luật đề xuất HĐND TP Hà Nội được tự quyết về việc tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn đặc thù để phù hợp nhu cầu giải quyết công việc. TP cũng được tự quyết về biên chế bởi lẽ hiện nay một công chức của TP Hà Nội phải giải quyết công việc cho 1.060 người dân, trong khi đó trung bình cả nước là 638 người dân. Với khối lượng công việc rất lớn, tính chất phức tạp, cần thiết trao quyền cho Hà Nội tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và biên chế.

Một ví dụ khác như về vấn đề đầu tư, dự thảo Luật có quy định về phân cấp cho Hà Nội tự quyết định những dự án đầu tư dưới 20 nghìn tỷ (công trình xây cầu vượt sông, đường sắt đô thị…). Hiện tại, một dự án chuẩn bị đầu tư chúng ta mất 3 - 5 năm, nếu giao Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư thì sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian.

lQuang cảnh TP Hà Nội. (Ảnh minh họa - Ảnh: khoanhkhacthanglong.vn)

lQuang cảnh TP Hà Nội. (Ảnh minh họa - Ảnh: khoanhkhacthanglong.vn)

Chia sẻ về định hướng phát triển 2 TP trực thuộc Thủ đô, ông Lê Hồng Sơn cho biết, định hướng này đã được nêu ra tại Nghị quyết số 15. Theo đó, TP phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) là TP khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo với hướng hiện đại; TP phía Bắc (khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) nghiên cứu chức năng đô thị dịch vụ, hội nhập quốc tế gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài. Đây là các đô thị chức năng, nhằm tạo ra động lực để phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật đề xuất phân quyền cho 2 TP này một số nội dung về đầu tư, tổ chức bộ máy. Nếu 2 TP này được thành lập trong tương lai sẽ tạo ra cực tăng trưởng, như phía Bắc nối với sân bay Nội Bài, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế; phía Tây với khu công nghệ cao Hòa Lạc làm trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước.

“Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã xác định toàn diện các nhiệm vụ, định hướng phát triển Thủ đô. Luật Thủ đô phải thể chế hóa toàn diện các phương hướng, nhiệm vụ đó. 9 nhóm chính sách được đề xuất đã bao trùm tất cả các định hướng mà Nghị quyết số 15 nêu, cụ thể hóa thành các chương, trên cơ sở đó quy phạm hóa thành 59 điều, thể chế hóa đầy đủ toàn diện phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn thông tin, đồng thời mong muốn Quốc hội tiếp tục thảo luận và sẽ thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Khi đó, Nghị quyết số 15 sẽ được thực hiện hiệu quả vì đã được thể chế hóa kịp thời bằng Luật để thực hiện trong cuộc sống.

Trân trọng cảm ơn ông!

“Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này bản chất là phân cấp, phân quyền. Do đó, chúng ta cần lưu ý tới việc phân cấp, phân quyền cần đi đôi với kiểm soát, đồng thời cũng cần lưu ý tới tính triệt để trong phân cấp, phân quyền, để Hà Nội chủ động, tự chịu trách nhiệm thì các quy định mới phát huy hiệu quả” - ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.