Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

LTS: Một trong những mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đặt ra là có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, khả thi, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững… Trên tinh thần này, Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu “đổi mới tư duy xây dựng pháp luật”, bám sát thực tiễn để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp.

Chất lượng pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Điểm nổi bật trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế thời gian qua là chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Phần lớn văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có chất lượng tốt, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch. Công tác thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được chú trọng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức thượng tôn pháp luật trong xã hội...

Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Tại Phiên họp thứ 37 (ngày 12/9/2024) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH…, Thường trực Ủy ban Pháp luật đánh giá, còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất giữa các văn bản QPPL hoặc quy định không rõ ràng, cụ thể; thậm chí cùng một quy định nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho công tác thi hành pháp luật. Việc xử lý nhiều văn bản có nội dung trái pháp luật đã được Bộ Tư pháp kết luận, kiến nghị xử lý trong kỳ báo cáo còn chậm, chưa kịp thời, dứt điểm. Công tác PBGDPL tại một số Bộ, ngành, địa phương chưa được triển khai kịp thời, còn chờ hướng dẫn của cấp trên...

Chỉ ra những tồn tại của công tác lập pháp, phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (nay là Tổng Bí thư) Tô Lâm nêu rõ: Trong 3 “điểm nghẽn” lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi; các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực… Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, dấu hiệu bị tác động, “lợi ích nhóm” trong quá trình xây dựng, thẩm định các văn bản pháp luật là đáng lo ngại, gây ra thiệt hại, thậm chí tạo khúc quanh đối với phát triển.

Vậy, đâu là những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật? khắc phục ra sao? GS.TS Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, trong tư duy xây dựng pháp luật hiện nay, chúng ta đang “vấp” phải một số vấn đề. Thứ nhất, có phần nhìn nhận không thực sự hoàn chỉnh và toàn diện về mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật. Trong nhiều văn bản pháp luật, vẫn có những từ ngữ như “tăng cường”, “nâng cao”… “Thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật phải tìm cách để biến những nội dung đó thành những quyền, nghĩa vụ cụ thể của các thành viên trong xã hội” - GS. Hạnh nói.

Thứ hai, quy trình xây dựng pháp luật có dấu ấn rất rõ của việc siết chặt “quản lý ngành”. Thứ ba, việc bắt buộc phải lấy ý kiến của Nhân dân và những đối tượng bị tác động bởi các văn bản luật, dù đã có quy định nhưng quá trình thực hiện chưa có giải pháp đủ mạnh để triển khai hiệu quả. Từ phân tích trên, Chủ tịch VIAC cho rằng: “Đổi mới tư duy cần cách nhìn mới ở những khía cạnh nêu trên. Đó không phải là tất cả, nhưng là những vấn đề cơ bản cần giải quyết”.

Thủ tục đầu tư như “mê hồn trận”

Bên cạnh những hạn chế trên, việc gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời nhu cầu thực tiễn. Nhiều quy định do các Bộ ban hành có nội dung không thống nhất, thậm chí “đá nhau”, hoặc đặt ra nhiều thủ tục phức tạp... Trong khi chỉ cần một thủ tục không rõ ràng, một khái niệm với nhiều cách hiểu khác nhau sẽ khiến quy trình đầu tư bị đình trệ, môi trường kinh doanh bị méo mó.

Dễ hiểu khi vì sao trong phiên thảo luận của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, tổ chức ngày 9/10 vừa qua, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là thủ tục hành chính (TTHC). Đề cập tới vấn đề pháp lý về dự án đầu tư có sử dụng đất, giải phóng mặt bằng (GPMB), Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, đối tác nước ngoài từng phản ánh thủ tục đầu tư như “mê hồn trận”, khó triển khai.

Theo ông Hiệp, pháp luật quy định tổng thời gian cho các TTHC đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất là 310 ngày, nhưng thực tế dài hơn rất nhiều. Còn khâu GPMB, có những dự án cần đến 38 - 40 con dấu… Vì thế, có dự án mất tới 14 năm cho vấn đề mặt bằng. Ông Hiệp cũng phản ánh: lĩnh vực bất động sản chịu sự điều chỉnh của 15 luật, nhưng các luật lại thiếu tính đồng bộ. Khắc phục tính thiếu đồng bộ này, vừa qua, chúng ta đã dùng một luật sửa ba Luật: Đất đai, Kinh doanh bất động sản, Nhà ở. Tuy nhiên, công tác tham vấn lắng nghe của Bộ, ngành đối với các doanh nghiệp (DN) vẫn chưa sát vấn đề thực tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, sớm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra, thực tiễn nóng bỏng đang đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật ở tầm cao mới, thật sự tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển”.

Ông Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của UBTVQH trong lần trả lời Báo PLVN về vấn đề này cho rằng: Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật thường chậm, còn nhiều hạn chế, bất cập cả về năng lực và tính trong sáng, khách quan. Trong khi đó, tiêu cực trong đấu giá, đấu thầu, chứng khoán, mua sắm tài sản công, đất đai… thường phát sinh từ những quy định sơ hở, có dấu hiệu “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Còn ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, hiện nay, từ cơ chế đến phương pháp lấy ý kiến Nhân dân chưa hiệu quả. Thời gian gửi hồ sơ, dự thảo văn bản để lấy ý kiến thường rất gấp; nhiều trường hợp, tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ hoặc nội dung sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết…

“Tuổi thọ” của luật quá ngắn

Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, đã là luật thì phải ổn định, lâu dài để kiến tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư, nhưng nhiều luật của chúng ta có “tuổi thọ” quá ngắn. Minh chứng cho thực trạng này là Luật Đầu tư năm 2014, được sửa đổi, bổ sung 5 lần vào các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 và được sửa đổi toàn diện năm 2020. Như vậy, chỉ sau một năm ban hành, Luật này đã phải tiến hành sửa đổi. Tương tự, Luật Xây dựng năm 2014 cũng được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 2016, 2018, 2019 và 2020… Nhưng điển hình hơn cả cho câu chuyện luật mới ban hành, chưa đưa vào cuộc sống đã phải sửa đổi là Bộ luật Hình sự năm 2015…

Thẳng thắn chỉ ra tình trạng này tại các phiên họp của QH, nhiều đại biểu QH đặt vấn đề: Luật thường xuyên phải thay đổi như vậy là do cuộc sống thay đổi quá nhanh hay do chất lượng xây dựng luật chưa cao? Có hay không vấn đề quy trình, điều kiện, thủ tục, thời gian trong quy trình xây dựng văn bản QPPL chưa hợp lý, năng lực đội ngũ cán bộ trong xây dựng văn bản QPPL chưa đáp ứng yêu cầu?... Những hạn chế, bất cập trên đã phần nào làm nản lòng các DN; gây khó khăn, phiền nhiễu cho người dân. Nhưng quan trọng hơn là dễ “tạo môi trường” làm cho các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động công vụ bị méo mó, từ đó nảy sinh tệ tham nhũng, tiêu cực…

Quyết tâm tháo gỡ những bất cập này, tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất cao xác định đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ “điểm nghẽn”, rào cản, lấy người dân, DN làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân; nhất là phải “đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật, cơ quan làm luật”...

GS.TS Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch VIAC: “Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập đến nhiều đổi mới trong kỷ nguyên mới, trong đó có đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Chúng ta phải xác định, tư duy xây dựng pháp luật hiện tại có điểm gì chưa thực sự phù hợp và đang cản trở đất nước bứt phá trong kỷ nguyên mới. Nếu không xác định được những điểm bất cập đó thì chúng ta không biết sẽ đổi mới cái gì. Do đó, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, điều cốt lõi là phải xác định được những “điểm nghẽn” và hướng tới những giải pháp để khắc phục hiệu quả”.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.