Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Chiều 15/4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì Họp báo quốc tế công bố Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ).

Việt Nam nhất quán chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của HĐNQ với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả quốc gia thành viên LHQ và qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết về quyền con người của mình trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác bình đẳng, khách quan, minh bạch.

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng Cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia cũng như triển khai các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận tại tất cả các chu kỳ.

Vừa qua, Việt Nam đã chính thức nộp Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV lên HĐNQ LHQ. Dự kiến, Việt Nam sẽ tham gia Phiên Đối thoại về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV tại HĐNQ vào ngày 7/5/2024 tới.

Thông tin về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho hay, Báo cáo trình bày tổng thể việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam trên các lĩnh vực kể từ lần rà soát trước và rà soát toàn diện việc thực hiện những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ III.

“Tính đến tháng 1/2024, trong số 241 khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận tại chu kỳ III, Việt Nam đã hoàn thành thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị (chiếm 86,7%), thực hiện 1 phần 30 khuyến nghị (12,4%), và 2 khuyến nghị còn lại đang được xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp”, ông Đỗ Hùng Việt thông tin.

Báo cáo cũng cung cấp những dẫn chứng, con số cụ thể, cập nhật, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, thực hiện nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; về những thành tựu của Việt Nam trong giảm nghèo đa chiều bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân và đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, tham gia đối thoại, hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực quyền con người. Những kết quả này đều được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung một số luật phù hợp với các cam kết quốc tế.

Báo cáo được thực hiện toàn diện, minh bạch

Kể từ năm 2019, GDP trên đầu người đã tăng 25%, tỷ lệ hộ dân nghèo giảm 1,5% mỗi năm. Mạng lưới y tế dự phòng Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc gắn chặt với y tế cơ sở, năng lực được nâng cao, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 81,7% năm 2016 lên 92% vào năm 2022, tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh tại Việt Nam đạt từ 98,3%, tăng 0,9% so với năm 2018, 90,69% khu công nghiệp đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung (tăng 13 khu công nghiệp so với năm 2019); 85% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng.

Việt Nam cũng đã tiếp tục rà soát, gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người cũng như triển khai các điều ước một cách nghiêm túc, chặt chẽ bằng hành lang pháp lý và hệ thống chính sách đồng bộ và đã đạt được những kết quả toàn diện.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tích cực đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong thúc đẩy quyền con người trên thế giới với những sáng kiến, hành động thiết thực, cụ thể, đặc biệt là trên cương vị thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Bên cạnh những kết quả này, Báo cáo cũng chỉ ra những thách thức còn tồn tại và từ đó đề ra các hướng ưu tiên và nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong thời gian tới nhằm bảo đảm sự thụ hưởng tốt hơn nữa các quyền con người cho người dân như xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tăng cường nguồn lực cho phát triển bền vững, bao trùm, tăng cường nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người; bảo đảm tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người theo chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cũng khẳng định, quá trình xây dựng Báo cáo được thực hiện một cách toàn diện, minh bạch với sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và người dân.

“Báo cáo quốc gia của Việt Nam là sản phẩm chung của tất cả các bên liên quan, có trách nhiệm trong việc triển khai các khuyến nghị UPR và thụ hưởng thành quả của quá trình này; không phải riêng của Bộ Ngoại giao hay các cơ quan tham gia Nhóm liên ngành soạn thảo Báo cáo. Điều này có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tiến trình UPR ở Việt Nam diễn ra đúng với nguyên tắc minh bạch, xây dựng, bình đẳng, đối thoại và hợp tác”, Thứ trưởng khẳng định.

Tại họp báo, bình luận về các báo cáo của các cơ quan LHQ và các bên liên quan về Việt Nam theo Cơ chế UPR chu kỳ IV, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nêu rõ, một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương LHQ là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Một trong những nguyên tắc cũng mang tính nền tảng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới là tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

“Chính vì vậy, tôi kiên quyết bác bỏ những ý kiến, đề xuất, kiến nghị vi phạm nguyên tắc này”, ông Đỗ Hùng Việt nêu rõ.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bày tỏ không đồng tình với nhiều ý kiến và nội dung trong báo cáo đó. Các báo cáo có nhiều nội dung được xây dựng dựa trên thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

“Việt Nam luôn đảm bảo sự tham gia đầy đủ, tích cực của các bên liên quan trong suốt tiến trình UPR. Về cách làm, với UPR của Việt Nam, chúng tôi có tiến trình tham vấn rộng rãi với các bên liên quan để xây dựng Báo cáo quốc gia. Ngược lại, tất cả các báo cáo khác được nộp lên LHQ đều không được tiến hành một cách công khai minh bạch như cách Việt Nam tiến hành với Báo cáo quốc gia. Chúng tôi hoàn toàn không được tham vấn gì khi họ tiến hành những báo cáo đó”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao nhấn mạnh những nguyên tắc của Cơ chế UPR là đối thoại, bình đẳng, khách quan và minh bạch; mong muốn các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao các nước sẽ cân nhắc thận trọng khi sử dụng thông tin trong các báo cáo và sử dụng nguồn thông tin đã được kiểm chứng.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.