Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 7/6, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Bổ sung quy định nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân

Trình bày Tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, việc xây dựng Luật nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.

Dự thảo Luật gồm 8 chương, 66 điều. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo Luật giữ nguyên số chương, sửa đổi, bổ sung nội dung 52/58 điều, xây dựng mới 9 điều, bỏ 1 điều, tập trung vào một số nội dung cơ bản.

Cụ thể, bổ sung quy định về khái niệm “mua bán người”; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ xác định nạn nhân và quy định về các nguồn tài liệu, chứng cứ để xác định nạn nhân cùng một số căn cứ khác để xác định nạn nhân.

Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm tạo sự thống nhất trong quy định của pháp luật, phù hợp với Nghị định thư về việc phòng ngừa, trừng trị và trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia), Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Bổ sung quy định về khái niệm “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” và bổ sung quy định về chế độ hỗ trợ, bảo vệ đối với người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; gồm hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ chi phí phiên dịch trong quá trình xác định nạn nhân.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy đây là nhóm đối tượng rất cần được hỗ trợ, bảo vệ; việc bổ sung những quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng khi tiếp nhận những đối tượng này thực hiện các chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu (ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế, ổn định tâm lý…) cho họ.

Dự thảo Luật cũng bổ sung những quy định nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân so với quy định của Luật hiện hành; gồm tất cả nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú; được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; được hỗ trợ để ổn định tâm lý; tất cả nạn nhân được trợ giúp pháp lý…

Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Bổ sung các nội dung khác để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan; để phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và đáp ứng yêu cầu của công tác này thời gian tới.

Mở rộng hơn hành vi mua bán người là phù hợp

Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nêu rõ, Ủy ban Tư pháp tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người.

Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với dự thảo Luật và cho rằng, việc bổ sung khái niệm “mua bán người” là một trong những điểm mấu chốt của lần sửa đổi này và là cơ sở để đổi mới căn bản về chính sách trong công tác phòng, chống mua bán người.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật.

Ủy ban Tư pháp cho rằng, với tư cách là một đạo luật chuyên ngành về phòng, chống mua bán người thì việc mở rộng hơn hành vi mua bán người so với quy định của Bộ luật Hình sự là phù hợp. Điều này phúc đáp yêu cầu thực tiễn trong phòng ngừa và đấu tranh đối với nạn mua bán người, vừa bảo đảm tiệm cận quy định tại các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, giữa quy định của dự thảo Luật với Bộ luật Hình sự vẫn còn có điểm chưa đồng bộ, thống nhất. Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu để có phương án bảo đảm sự đồng bộ về khái niệm “mua bán người” giữa Luật này với quy định của Bộ luật Hình sự.

Liên quan đến một số quy định cụ thể của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết về việc trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì người được trợ giúp pháp lý dưới 18 tuổi chỉ gồm 3 nhóm người là trẻ em; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính.

Ủy ban Tư pháp cho rằng, nếu người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân nếu thuộc trường hợp theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì mới được trợ giúp pháp lý (như lập luận của Báo cáo số 168/BC-CP ngày 17/4/2024 của Chính phủ) là chưa phù hợp vì trong nhiều trường hợp, những người này là con được sinh ra trong quá trình người phụ nữ bị mua bán hoặc là người thân thích của nạn nhân.

Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định theo hướng người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được trợ giúp pháp lý như nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Đồng thời, đề nghị đánh giá tác động và sửa đổi, bổ sung quy định tương ứng của Luật Trợ giúp pháp lý để bảo đảm tính thống nhất.

Đọc thêm

Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đều hoạt động hiệu quả

Viettel đã cung cấp sản phẩm 5G cả phần cứng và phần mềm. (Ảnh: Viettel)
(PLVN) -  Năm 2023, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp (DN) do Bộ Quốc phòng (BQP) trực tiếp quản lý đều có hiệu quả; các chỉ tiêu về tài chính - kinh tế cơ bản đều vượt kế hoạch năm, tăng trưởng hơn năm trước. Tổng doanh thu vượt 6,7% kế hoạch, tăng 6,2% so với năm trước, chiếm 77,26% doanh thu của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do BQP quản lý. Tổng lợi nhuận trước thuế là 48.212 tỷ đồng.

Trưởng Ban Dân vận Trung ương khảo sát các dự án tại Quảng Bình

Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng tặng quà cho cán bộ, công nhân thi công DA Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Ảnh: Phong Hà

(PLVN) -  Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài biểu dương tầm nhìn chiến lược, nỗ lực của tỉnh Quảng Bình trong việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án và biểu dương những hoạt động an sinh xã hội, hiệu quả tích cực từ mô hình “Dân vận khéo” mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 3/7, tại Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc làm việc với lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử, xây dựng, hạ tầng, sản xuất thép, thương mại, dịch vụ, dược phẩm, sinh học… Các tập đoàn đều mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam - Hàn Quốc: Sớm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 100 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. (Ảnh: Dương Giang).
(PLVN) - Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7. Tại hội đàm, hai bên nhất trí cho rằng kinh tế là trụ cột quan trọng trong hợp tác song phương; khẳng định cần phối hợp chặt chẽ triển khai các biện pháp thực chất, sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 4: Kiều bào chung tay phát triển đất nước

Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí
(PLVN) - Chiều 02/07, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức & chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại TP Cần Thơ

Chủ tịch Quốc hội và Đoàn thăm, tặng quà người có công TP Cần Thơ. (Ảnh: T.C)
(PLVN) - Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, sáng 2/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm, tặng quà tri ân người có công với cách mạng, gia đình chính sách trên địa bàn TP Cần Thơ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024); thăm và làm việc với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9.

Bảo đảm hậu cần, nâng cao đời sống bộ đội

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm của Cục Hậu cần Quân khu 9.
(PLVN) - Trước yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, 5 năm qua, ngành Hậu cần Quân đội tập trung bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội và phòng ngừa dịch bệnh; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chế biến gắn với công tác quản lý; thường xuyên chú trọng bảo đảm doanh trại, xây dựng, vật tư thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh...