Cần có cơ chế đột phá để tạo nguồn lực cho Thủ đô phát triển

(PLVN) - UBND thành phố Hà Nội được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước; Ngân sách thành phố Hà Nội được giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố … là những đề xuất rất mới về cơ chế huy động nguồn lực, nâng cao năng lực tài chính - ngân sách cho phát triển của Thủ đô.

Tăng tính chủ động, linh hoạt trong điều hành ngân sách

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, lập Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), được Chính phủ thông qua trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp luật năm 2023 với 09 chính sách.

Để tạo nguồn lực cho Thủ đô, tăng tính chủ động, sự linh hoạt trong điều hành ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển Thủ đô xanh, thông minh, hiện đại, Bộ Tư pháp đã đề xuất nhiều chính sách về cơ chế huy động nguồn lực, nâng cao năng lực tài chính - ngân sách cho phát triển của Thủ đô. Trên cơ sở đó, Ban soạn thảo xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy phạm hóa thành các điều khoản trong dự thảo Luật.

Ban Soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều buổi làm việc với nhiều Bộ, ngành về các nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).Ban Soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều buổi làm việc với nhiều Bộ, ngành về các nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo đó, về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô, dự thảo Luật đã quy phạm hóa các quy định về ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu và thưởng cho Thủ đô; áp dụng một số loại phí, lệ phí chưa có trong Danh mục theo quy định của Luật Phí, lệ phí; việc hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản phí kế thừa quy định của Luật Thủ đô 2012, luật hóa quy định của Nghị định số 63/2017/NĐ-CP và Nghị quyết số 115/2020/QH14.

Với các quy định tại dự thảo Luật lần này, UBND thành phố Hà Nội được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành hoặc bảo lãnh Chính phủ mà không bị hạn chế mức trần. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố Hà Nội hằng năm do Quốc hội quyết định.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định cho phép Ngân sách thành phố Hà Nội được giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và dự án, công trình, dự án trọng điểm, có tính chiến lược của Thủ đô, vùng Thủ đô, các dự án PPP, dự án giao thông công cộng, hỗ trợ di dời cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo, đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ điều tiết cụ thể phù hợp với mục tiêu sử dụng nguồn vốn.

Có chính sách đặc thù trong sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách

Dự thảo Luật quy định các chính sách đặc thù trong sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô, trong đó chủ yếu cho phép HĐND thành phố Hà Nội quyết định việc sử dụng ngân sách Thành phố để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ các địa phương phát triển.

Cụ thể, Thành phố Hà Nội sẽ được sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách địa phương thực hiện các dự án cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình tài sản công đã có do thành phố Hà Nội quản lý.

Hà Nội cũng sẽ được sử dụng ngân sách Thành phố để hỗ trợ các địa phương khác trong nước, các địa phương tại các nước khác trong các trường hợp cần thiết, cho phép cấp huyện sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ các quận, huyện, thị xã khác của thành phố Hà Nội và các đơn vị cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố khác trên cả nước trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, với cơ chế đặc thù như quy định mới tại dự thảo Luật, Hà Nội được sử dụng ngân sách thành phố để thực hiện dự án đầu tư, công trình, dự án trọng điểm có tính chất vùng, liên tỉnh nằm trên ranh giới, địa giới hành chính giữa Thủ đô và địa phương khác, các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa bàn Thủ đô phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Gỡ vướng nhiều quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng

Theo quy định của Luật Đầu tư công, đối với dự án nhóm B, C không được tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập tại bước quyết định chủ trương đầu tư như dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A. Việc giải phóng mặt bằng được triển khai tại bước thực hiện dự án, sau khi đã hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư (lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư).

Đối với dự án nhóm B, C, thời gian thực hiện dự án là khá hạn hẹp khi phải triển khai công tác giải phóng mặt bằng đi kèm với các công việc khác như lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán dự án và các hạng mục của dự án, triển khai đấu thầu… trước khi tổ chức thi công dự án. Trên thực tế, để thực hiện một số công việc này cũng mất rất nhiều thời gian (riêng công tác đấu thầu thường kéo dài từ khoảng 6 - 12 tháng đối với một dự án, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của các gói thầu). Điều này dẫn đến nhiều công việc phải triển khai trong thời gian tương đối ngắn, áp lực về thời hạn làm cho chất lượng không bảo đảm; quá trình thực hiện dự án quy định trong Luật Đầu tư công hiện hành không phản ánh được bản chất của việc thực hiện dự án trên thực tế khi mà một số công việc có tính chất chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án được đưa vào thực hiện dự án.

Dự kiến, nhiều vướng mắc cho Thủ đô trong bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ được tháo gỡ nếu các quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua

Dự kiến, nhiều vướng mắc cho Thủ đô trong bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ được tháo gỡ nếu các quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua

Đối với các dự án nhóm B quy mô lớn (từ 45 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng), thường là các dự án có yêu cầu về giải phóng mặt bằng trên diện tích lớn, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hầu hết khó có thể đáp ứng yêu cầu về thời hạn bố trí vốn nêu trên. Khi đó, việc tiếp tục bố trí vốn để triển khai cần phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, có thể tiếp tục gây kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Do đó, dự thảo Luật quy định về việc cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công, tương tự như cơ chế, chính sách đặc thù được áp dụng thí điểm cho tỉnh Khánh Hoà theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội.

Việc cho phép Hà Nội có một số cơ chế chính sách đặc thù trong huy động nguồn lực tài chính - ngân sách là nhằm “tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triểnmà Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục

 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, ảnh Thu Nga

Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động giám định tư pháp

(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Luật Giám định tư pháp (GĐTP) và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng.

Đọc thêm

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.

Tại sao cần bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ?

Dao có tính sát thương được đề xuất bổ sung vào nhóm vũ khí thô sơ. (Ảnh: cand.com.vn)
(PLVN) - Việc trình Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 tới đây đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật, trong đó có quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.