Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Kỳ vọng có bước đột phá trong thu hút người tài

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen và Biểu trưng cho các thủ khoa xuất sắc năm 2022.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen và Biểu trưng cho các thủ khoa xuất sắc năm 2022.
(PLVN) - Một trong những nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là “có cơ chế, chính sách thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô”. Đây là chủ trương có ý nghĩa như một bước đột phá trong việc sử dụng nhân tài và đã được thể chế hóa trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Thu hút, sử dụng nhân tài là khâu then chốt, đột phá

Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và thu hút nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô nói riêng luôn được Đảng quan tâm ghi nhận trong nhiều nghị quyết, được Nhà nước thể chế hoá trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Luật Thủ đô năm 2012.

Tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị đề ra những mục tiêu rất cao cho Thủ đô. Theo đó, tới năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển ngang tầm các nước phát triển trên thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề pháp lý về thu hút sử dụng nhân tài là khâu then chốt, đột phá bảo đảm cho sự thành công. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện nay, trong đó có Luật Thủ đô còn thiếu, chưa thể áp dụng sâu rộng, chưa đem lại hiệu quả cao. Do vậy, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể chế hóa các nội dung về thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đánh giá của Đại tá, TS Nguyễn Hữu Phúc, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, quy định tại Điều 18 Dự thảo Luật là phù hợp theo xu hướng thu hút “chất xám”, “trọng dụng nhân tài” của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, cần nới rộng phạm vi thu hút đối với người có những thành tích xuất sắc trong học tập, công tác và đóng góp lớn cho thành phố trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội... đều được xem xét, quan tâm tạo điều kiện phát huy tài năng cá nhân của họ.

Cụ thể, Điều 18 Dự thảo Luật quy định: Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc trong khu vực công, khu vực tư, ở trong nước, ở ngoài nước có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt cho đất nước được thu hút vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Thủ đô và được hưởng các ưu đãi về tuyển dụng không qua thi tuyển, xếp lương, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo và các ưu đãi khác.

Công dân Việt Nam có tài năng đặc biệt được ký hợp đồng làm việc hoặc được đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục và đào tạo, quản lý hạ tầng hoặc các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công khác.

Người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao; nhiều kinh nghiệm thực tiễn; có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng làm việc để thực hiện một số nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục với chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định.

Đối tượng quy định tại Điều này được đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, hưởng các chính sách tiền lương và được bố trí việc phù hợp với năng lực. HĐND thành phố Hà Nội quy định chi tiết Điều này.

Cần chế độ, chính sách đặc thù

Năm 2022 là năm thứ 20 liên tiếp thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô)

Năm 2022 là năm thứ 20 liên tiếp thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô)

Quy định nêu trên của Dự thảo được nhiều ý kiến đánh giá là có tính khả thi và sẽ đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô. Song, cơ quan chủ trì soạn thảo cần quy định rõ thêm về một số nội dung về tiêu chuẩn, điều kiện của nhân lực chất lượng cao; vị trí được tuyển dụng, bổ nhiệm; chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp cho nhân lực chất lượng cao; quy trình, thủ tục tuyển dụng và bổ nhiệm cần đơn giản hơn; quyền và nghĩa vụ của nguồn nhân lực chất lượng cao khi trở thành cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô…

Đặc biệt, để thu hút, sử dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Thủ đô, cần phải có các chế độ, chính sách đặc thù theo hướng thu nhập cao hơn so với mặt bằng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương khác mới có thể giữ họ làm việc lâu dài tại Thủ đô. Hiện nay, trong Dự án Luật Thủ đô chưa quy định rõ nội dung về chế độ, chính sách riêng cho nhân lực chất lượng cao, mới chỉ có chế độ tiền lương thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô nói chung tại Điều 19.

Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần đưa nội dung về chế độ, chính sách đặc thù cho nhân lực chất lượng cao vào Dự án Luật. Theo đó, có thể thiết kế 1 điều riêng quy định chế độ, chính sách ưu đãi bao gồm: Chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm; ưu đãi về nhà ở; ưu đãi về giáo dục, y tế, bảo hiểm y tế… Hoặc có thể lồng ghép nội dung chính sách cho nhân lực chất lượng cao vào các điều tương ứng trong Dự án Luật, ví dụ như Điều 10 (bổ sung thẩm quyền của HĐND thành phố quyết định chế độ, chính sách đặc thù cho nhân lực chất lượng cao); Điều 27 (bổ sung thêm 1 khoản dành cho nhân lực chất lượng cao được hưởng ưu đãi về chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô); Điều 30 (thêm 1 khoản về quỹ nhà ở dành cho nhân lực chất lượng cao); Điều 38 (bổ sung nội dung nguồn ngân sách chi cho nhân lực chất lượng cao).

Thu hút nhân tài bằng những lợi ích đủ sức hấp dẫn

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Như Phát, Trường Đại học Hòa Bình cho rằng, các quy định hiện nay còn ít, chưa bao quát và chưa thực sự đủ sức hấp dẫn thu hút nhân tài trong nước và trên thế giới về Hà Nội làm việc. Vì vậy, số lượng và chất lượng nhân tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng. “Hiện nay Bắc Ninh hỗ trợ ngay giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ từ 100 - 220 triệu đồng, nếu cam kết làm việc ít nhất 10 năm thì được hỗ trợ nhà ở trị giá 1 tỷ đồng; còn ở Hà Nội chỉ hỗ trợ hơn 100 triệu đồng, mà không hỗ trợ nhà ở”, PGS.TS Nguyễn Như Phát dẫn chứng.

Do vậy, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các quy định về đãi ngộ để bảo đảm lợi ích dành cho nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thủ đô cao hơn so với những địa phương khác. Để thu hút được các chuyên gia hàng đầu thế giới, Hà Nội cần đưa ra chính sách trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn như xây dựng nhiều mức lương, được tăng lương định kỳ, chương trình bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt phù hợp với mỗi cấp bậc người lao động và gia đình họ đi kèm, chế độ hưu trí phù hợp để nhân tài yên tâm cống hiến và công tác…

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh tới sự khác biệt giữa các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao theo quy định của Luật Thủ đô với quy định hiện hành tại Luật Công chức, Luật Viên chức, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Đồng thời cũng cần thống nhất, làm rõ nội hàm tiêu chí xác định nhân lực chất lượng cao như quy định hiện nay theo Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND hay mở rộng phạm vi đó là người có tài năng, năng lực trong một số lĩnh vực.

Ngoài ra, cũng lưu ý cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước trong việc thu hút và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao. “Đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước; sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm… để vừa khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, vừa tận dụng được tri thức của những đối tượng này. Chính sách này có ý nghĩa lớn trong việc phát huy sức mạnh tri thức của toàn dân tộc, bổ sung tri thức mới, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung”, TS Đoàn Trung Kiên nhận định.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.