Bộ Trưởng Lê Thành Long chủ trì phiên họp lần 2 của Ban soạn thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bộ trưởng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp.
Bộ trưởng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 13/7, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) để chỉ đạo chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật. Cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng Ban soạn thảo chủ trì.

Cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả

Cuộc họp còn có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng – Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban soạn thảo cùng đại diện Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND TP. Hà Nội, Sở Tư pháp của một số tỉnh trong Vùng Thủ đô và một số chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, đây là cuộc họp lần thứ hai của Ban soạn thảo. Cuộc họp này được tổ chức theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL nhằm giúp cho Ban soạn thảo, Tổ biên tập kiểm đếm, đánh giá về những hoạt động đã triển khai sau cuộc họp lần thứ nhất, đồng thời, cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và cùng bàn về kế hoạch tiếp theo cần tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ trình, chất lượng dự án Luật.

Bộ trưởng đánh giá cao cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành của TP. Hà Nội, các Bộ, ngành với Bộ Tư pháp khi trong thời gian rất ngắn đã có được sản phẩm tương đối dày dặn, công phu trình ra để xin ý kiến Ban soạn thảo, Tổ biên tập lần này.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp - đại diện Tổ biên tập đã trình bày về một số nội dung lớn của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và kết quả làm việc của Tổ biên tập chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp - đại diện Tổ biên tập trình bày một số nội dung lớn của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp - đại diện Tổ biên tập trình bày một số nội dung lớn của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo đó, Dự thảo Luật gồm 06 chương, 59 điều (tăng 02 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012). Cụ thể: Chương I. Những quy định chung (gồm 08 điều: từ Điều 1 đến Điều 8) - có 03 điều kế thừa toàn bộ quy định của Luật Thủ đô năm 2012 là Điều 5, Điều 6, Điều 7; các quy định còn lại cơ bản kế thừa, đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung.

Chương II. Tổ chức chính quyền tại Thủ đô gồm 11 điều: từ Điều 9 đến Điều 19) - đây là Chương mới so với quy định của Luật Thủ đô năm 2012.

Chương III. Xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (gồm 16 điều: từ Điều 20 đến Điều 35) - kế thừa có sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và Điều 20 Luật Thủ đô năm 2012.

Chương IV. Chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô (gồm 11 điều: từ Điều 36 đến Điều 46) - đây là Chương mới so với Luật Thủ đô năm 2012, được thiết kế trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô năm 2012.

Chương V. Liên kết, phát triển Vùng Thủ đô (gồm 06 điều: từ Điều 47 đến Điều 52) - đây là Chương mới so với Luật Thủ đô năm 2012, nội dung Chương này được kế thừa có sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến Vùng Thủ đô của Luật Thủ đô năm 2012 và luật hoá một số quy định của Nghị định số 91/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Chương VI. Điều khoản thi hành (gồm 07 điều: từ Điều 53 đến Điều 59) - được thiết kế trên cơ sở kế thừa, gộp 02 Chương III và Chương IV của Luật Thủ đô năm 2012, đồng thời bổ sung quy định về chuyển tiếp.

Tạo đột phá về thể chế để Thủ đô phát triển

Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo đã cho ý kiến chỉ đạo về sự cần thiết phải xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tập trung về một số vấn đề như: thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp đặc thù; biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố Hà Nội; thẩm quyền của HĐND, UBND TP thuộc TP. Hà Nội; huy động các nguồn lực từ các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội; quản lý tài sản công và mô hình thử nghiệm có kiểm soát; thẩm quyền đầu tư; áp dụng pháp luật; thành lập công ty đầu tư, phát triển hạ tầng; doanh nghiệp quản lý, khai thác quỹ đất thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng điều hành thảo luận.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng điều hành thảo luận.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh việc soạn thảo dự án Luật cần thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị. Các cơ chế, chính sách quy định tại dự thảo Luật là khác với pháp luật hiện hành hoặc pháp luật hiện hành chưa có quy định, nhưng phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuyệt đối tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013; cần lựa chọn, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế, tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị Tổ biên tập cần lựa chọn, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá, khai thác tốt các thế mạnh sẵn có của Thủ đô; đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho Thủ đô Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của Hà Nội.

Bộ trưởng Lê Thành Long kết luận cuộc họp Ban soạn thảo lần 2.

Bộ trưởng Lê Thành Long kết luận cuộc họp Ban soạn thảo lần 2.

Về một số nội dung cụ thể, Bộ trưởng đề nghị Tổ thư ký ghi chép đầy đủ, tiếp thu đầy đủ các ý kiến thành viên nêu tại cuộc họp. Đồng chí Trưởng Ban soạn thảo đề nghị, trong thời gian tới, Tổ biên tập tiếp tục chia nhóm theo từng lĩnh vực để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật; đề nghị UBND TP. Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp có kế hoạch tổ chức làm việc trực tiếp với từng Bộ, ngành liên quan về từng nhóm quy định ở từng lĩnh vực; tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật để tiến hành các thủ tục tiếp theo theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL và bảo đảm tiến độ đã được xác định tại Kế hoạch soạn thảo dự án Luật.

Một số hình ảnh đại biểu phát biểu tại cuộc họp:

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông.

Đại diện Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an.

Đại diện Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại diện Bộ Quốc phòng.

Đại diện Bộ Quốc phòng.

Tin cùng chuyên mục

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

Đọc thêm

Thấm nhuần tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII. (Ảnh: vov.vn)
(PLVN) - Trong niềm tiếc thương vô hạn của người dân trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng với các cơ quan báo chí cả nước, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã đăng tải tuyến bài đặc biệt về Tổng Bí thư liên quan đến những tư tưởng của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Vậy xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có giá trị thực tiễn như thế nào, cần làm gì để tiếp tục phát huy “di sản” của đồng chí Tổng Bí thư về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Dấu ấn vị Bộ trưởng qua gần 8 năm “dẫn dắt” ngành Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
(PLVN) - Gần 8 năm trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Lê Thành Long luôn là vị Bộ trưởng của hành động, nắm chắc lý luận, sâu sát thực tiễn, truyền lửa đam mê tới mỗi công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.

Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách khu vực miền Bắc tại Phú Thọ

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Ngọc Tuyết)
(PLVN) - Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Phú Thọ, Bộ Tư pháp đã tổ chức buổi tập huấn “Kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ nguồn trong triển khai đề án giai đoạn 2022-2027.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc tại tỉnh Ninh Bình

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc tại tỉnh Ninh Bình
(PLVN) - Sáng ngày 4/10 , Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Đặng Hoàng Oanh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra về công tác theo dõi thi hành pháp luật (THPL) và xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) tại tỉnh Ninh Bình .

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: “Sứ mệnh” của công chứng là con mắt thứ 3 được xã hội công nhận

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tại Phiên giải trình "Việc thực hiện một số quy định của pháp luật về hoạt động công chứng"

(PLVN) - Ngày 7/8, tại Đà Nẵng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình “ Việc thực hiện một số quy định của pháp luật về hoạt động công chứng”. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Thứ trưởng Mai Lương Khôi tham dự phiên giải trình.  Về phía Ủy ban Pháp luật có Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng và Phó Chủ nhiệm Nguyễn Trường Giang.

Hợp tác quốc tế của Bộ, ngành Tư pháp: Nhiều hoạt động đánh dấu bước phát triển mới

Bộ trưởng Lê Thành Long hội đàm với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cuba Oscar Manuel Silvera Martínez. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Từ đầu năm đến nay, hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ, ngành Tư pháp đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Với việc tiến tới ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong các chuyến công tác đã tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, ổn định và hiệu quả.

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống THADS (19/7/1946-19/7/2023)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống THADS (19/7/1946-19/7/2023)
(PLVN) -  Thư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946-19/7/2023) và 30 năm chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án sang cơ quan trực thuộc Chính phủ (1993-2023).