Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc tại tỉnh Ninh Bình

(PLVN) - Sáng ngày 4/10 , Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Đặng Hoàng Oanh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra về công tác theo dõi thi hành pháp luật (THPL) và xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) tại tỉnh Ninh Bình .

Tiếp và làm việc với Đoàn Kiểm tra đại diện chính quyền địa phương có ông Trần Song Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Minh Thường, Giám đốc Sở Tư pháp cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành trực thuộc tỉnh.

Quang cảnh Hội nghịQuang cảnh Hội nghị

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình: Thời gian qua, công tác theo dõi THPL và cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật trên địa bàn luôn được lãnh đạo UBND tỉnh và các đơn vị liên quan chú trọng, chỉ đạo triển khai trên từng lĩnh vực cũng như bám sát với tình hình thực tiễn, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo công tác theo dõi THPL và XLVPHC được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch, quyết định thực hiện công tác quản lý theo dõi THPL theo các quy định Trung ương hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền được giao đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Trong năm 2023, UBND các cấp và các cơ quan ngành dọc trên địa bàn tỉnh đã ban hành 98 văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi và đồng bộ. Tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, từ tháng 03/2023, Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 34/KH-STP về theo dõi THPL; Kế hoạch số 332/KH-STC ngày 15/02/2023 của Sở Tài Chính thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính …. Qua kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh, chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc theo dõi THPL.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc nguyên nhân là do một số văn bản hướng dẫn thi hành trong công tác theo dõi THPL chưa bao quát được hết các tình tiết phát sinh trong thực tiễn dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Một số địa phương chưa kiên quyết trong việc xử lý các hành vi vi phạm, thực hiện các biện pháp cưỡng chế, như trong lĩnh vực xây dựng, cơ quan chức năng chưa cương quyết tháo dỡ các công trình vi phạm. Thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế, nên việc bố trí số lượng biên chế thực hiện công tác THPL và xử lý vi phạm hành chính chuyên trách chưa thực hiện được. Trình độ, năng lực, kỹ năng của một bộ phận cán bộ, công chức thực hiện công tác THPL còn hạn chế nhất là ở cơ sở. Kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức triển khai các nhiệm vụ về theo dõi THPL, quản lý XLVPHC nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

Phó Cục trưởng Cục Quản lý XLVPHC&TDTHP, Bộ Tư pháp Lê Thanh Bình đề nghị làm rõ một số nội dung trong báo cáo.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý XLVPHC&TDTHP, Bộ Tư pháp Lê Thanh Bình đề nghị làm rõ một số nội dung trong báo cáo.

Tại hội nghị, lãnh đạo các Sở, ban ngành chức năng đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề mà Đoàn kiểm tra quan tâm như: Công tác chỉ đạo, triển khai theo dõi THPL và cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật; tổ chức bộ máy, biên chế, trang thiết bị phục vụ công tác THPL về XLVPHC; quy chế phối hợp trong theo dõi THPL và xử lý VPHC; công tác thi hành các quyết định xử phạt; trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong việc theo dõi, chấp hành xử phạt của đối tượng vi phạm; hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành… Đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, vướng mắc, kiến nghị, nhất là giải pháp trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại hội nghị.Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao tỉnh Ninh Bình trong công tác THPL đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân về THPL, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật và mong muốn UBND tỉnh Ninh Bình tăng cường tập huấn nghiệp vụ về xử lý VPHC và theo dõi THPL nhất là triển khai thi hành Luật sửa đổi bổ sung Luật Xử lý VPHC cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt.

Chia sẻ với UBND tỉnh Ninh Bình về những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện, Thứ trưởng cũng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình tiếp tục khắc phục những hạn chế do nguyên nhân thuộc về chủ quan bằng các giải pháp cụ thể như: Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ và bố trí các chức danh pháp chế viên, tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số… Bộ Tư pháp luôn sẵn sàng phối hợp cử các chuyên gia để hỗ trợ UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện tốt lĩnh vực này.

Ngoài ra, Thứ trưởng Oanh cũng lưu ý UBND tỉnh Ninh Bình cần có các giải pháp quyết liệt đối với các quyết định chưa được thi hành và với các quyết định đã hết thời hiệu. Việc thanh, kiểm tra dù được thực hiện tích cực nhưng so với vi phạm việc xử phạt vẫn còn ít.

Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới, UBND tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục rà soát, bảo đảm các nhiệm vụ của địa phương bám sát nhiệm vụ trọng tâm và phương hướng, sớm hoàn thiện công tác THPL và xử lý VPHC năm 2023 trọng tâm, trọng điểm, triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2024. Tăng cường công tác quản lý nhà nước và đẩy mạnh công tác truyền thông về xử lý VPHC và theo dõi THPL; hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp để phát triển, chủ động, kịp thời nhận diện chính xác những hạn chế, vướng mắc phát sinh, sửa đổi các văn bản chưa phù hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác của các Bộ, ngành, địa phương trên các lĩnh vực công tác như: Tài nguyên môi trường, kế hoạch đầu tư, tài chính, công thương, thuế …

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng phát biểuPhó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng phát biểu

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng cám ơn Bộ Tư pháp trong thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tỉnh Ninh Bình trong nhiều lĩnh vực công tác, đặc biệt trong triển khai xử lý VPHC và theo dõi THPL. Ông Tùng cho biết theo dõi thi hành pháp luật về xử phạt VPHC luôn được lãnh đạo tỉnh Ninh Bình xác định là 1 nhiệm vụ trọng tâm. Qua công tác kiểm tra của Bộ Tư pháp sẽ là cơ hội đúc rút kinh nghiệm, tiếp thu, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong công tác xử lý VPHC và theo dõi THPL của UBND tỉnh Ninh Bình và các cấp ban ngành liên quan. Sau kiểm tra UBND tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục giải trình, làm rõ thêm những vấn đề Đoàn kiểm tra quan tâm và sẽ triển khai nghiêm túc các kết luận của Đoàn sau thời gian kiểm tra. Ông Tùng khẳng định, trong thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật về xử phạt VPHC với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.

Trên cơ sở các ý kiến tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Tư pháp tăng cường phối hợp với các sở ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật nâng cao chất lượng tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Tư pháp cũng như các cơ quan liên quan để tỉnh Ninh Bình thực hiện hiệu quả công tác THPL về xử lý VPHC hơn nữa, qua đó, góp phần phục vụ hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.

​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp": Sân chơi pháp lý thu hút đông đảo người dân

​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp": Sân chơi pháp lý thu hút đông đảo người dân
(PLVN) - Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025) và hướng tới Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, Bộ Tư pháp đã phát động cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp" trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau thời điểm phát động, Cuộc thi đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.

Phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương một cách đồng bộ, thống nhất

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giải trình tiếp thu dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 16/6 tại Kỳ họp thứ 9 và được công bố vào chiều 16/6, cùng với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc vận hành mô hình CQĐP 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Luật đã quy định nhiều nội dung đáng chú ý về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với CQĐP, giữa CQĐP cấp tỉnh với CQĐP cấp xã.