Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Huy động hiệu quả nhất nguồn lực phát triển Thủ đô

TS. Lê Duy Bình. (Ảnh: PV)
TS. Lê Duy Bình. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tăng tính chủ động cho Hà Nội. Các chuyên gia kỳ vọng, nếu được thông qua, Luật sẽ có tác động rất lớn tới việc huy động, sử dụng nguồn vốn đầu tư, ngân sách... cho Hà Nội phát triển. Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.

Không thể trông chờ vào một giải pháp duy nhất

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có các quy định đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tăng tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hà Nội trong việc sử dụng ngân sách. Điều này có mâu thuẫn gì với các quy định của pháp luật hiện hành không, thưa ông?

- TS. Lê Duy Bình: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình”. Căn cứ vào quy định này thì quy định đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tăng tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hà Nội trong việc sử dụng ngân sách không có mâu thuẫn gì với các quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn và điều kiện, tình hình cụ thể của Hà Nội.

Đối với lĩnh vực tài chính công, trong năm 2022, số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của Hà Nội đạt mức 332 nghìn tỷ đồng, chiếm tới khoảng 18,3% tổng thu NSNN của cả nước. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng một Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, Hà Nội cần huy động và triển khai một lượng vốn đầu tư rất lớn đề xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình thể thao, văn hoá, y tế, giáo dục, thủy lợi, cấp thoát nước.

Ví dụ, Hà Nội cần tới 4,7 triệu tỷ đồng phát triển hệ thống giao thông công cộng kết nối trung tâm với đô thị vệ tinh; 888 ngàn tỷ đồng cho 9 tuyến đường sắt đô thị. Đó là chưa tính đến các nguồn vốn cho các dự án xe buýt công cộng, các cầu bắc qua sông Hồng, các công trình văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ khác nữa. Huy động được nguồn vốn khổng lồ này đã là một khó khăn nhưng việc sử dụng nguồn vốn, giải ngân, thực hiện đúng tiến độ các dự án cũng là thách thức không kém.

Việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp này cũng phù hợp với khả năng thực hiện của TP Hà Nội. Năng lực thực hiện của TP đã được minh chứng rất rõ ràng qua việc chuẩn bị và triển khai dự án đường vành đai 4 và nhiều công trình cơ sở hạ tầng quy mô lớn mà TP thực hiện với vai trò chủ đầu tư trong thời gian vừa qua. Vì thế, TP Hà Nội cần có một cơ chế đặc thù để có thể chủ động, tự chủ hơn trong sử dụng ngân sách, tăng thẩm quyền cho TP trong lĩnh vực đầu tư để bảo đảm khả năng triển khai các dự án đầu tư, thực hiện hiệu quả các dự án trọng điểm và các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Về tài chính, ngân sách, dự thảo Luật cho phép Hà Nội giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền TP để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các dự án, công trình trọng điểm... Đây có phải là mấu chốt tháo gỡ khó khăn cho Thủ đô phát triển không, thưa ông?

- TS. Lê Duy Bình: Việc làm này sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn về hạn chế nguồn lực của TP. Tuy nhiên, biện pháp này cần phải được thực hiện song song cùng các biện pháp khác và cơ chế đặc thu khác để huy động hiệu quả nhất nguồn lực cho phát triển Thủ đô.

Các cơ chế này cũng đã được xây dựng trong dự thảo của Luật Thủ đô, ví dụ như phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), thực hiện hình thức hợp đồng theo phương thức xây dựng - chuyển giao (BT), cho phép TP được nhượng quyền kinh doanh, quản lý các công trình hạ tầng văn hóa, thể thao; cho phép thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực văn hoá, thể thao ở các dự án có quy mô lớn. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cụ thể hoá hình thức hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M) của Luật PPP với công trình, hạ tầng văn hóa, thể thao.

Các cơ chế này và nhiều giải pháp đặc thù vượt trội khác như trong dự thảo Luật sẽ cho phép thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tham gia nguồn lực để phát triển Thủ đô.

Để đáp ứng nhu cầu vốn vô cùng lớn nhằm phát triển nhanh và bền vững Thủ đô, chúng ta không thể trông chờ vào một giải pháp duy nhất mà rất nhiều cơ chế đặc thù như đã thiết kế như hiện nay trong dự thảo Luật để huy động, sử dụng nguồn lực với mục tiêu “xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn” như Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.

Tạo “cú hích” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Nội rất cần các cơ chế, chính sách vượt trội về vốn đầu tư, nhân lực chất lượng cao để phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: dangcongsan.vn)

Hà Nội rất cần các cơ chế, chính sách vượt trội về vốn đầu tư, nhân lực chất lượng cao để phát triển.

(Ảnh minh họa - Nguồn: dangcongsan.vn)

Chính sách về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật có điểm gì mới so với các quy định hiện hành, thưa ông? Và theo đánh giá của ông, nếu các quy định này được thông qua, sẽ mang lại các lợi ích gì cho Thủ đô?

- TS. Lê Duy Bình: Điều 17 dự thảo Luật đã thiết kế 02 khoản, khoản 1 là về thu hút, trọng dụng nhân tài và khoản 2 là về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô. Đối tượng thu hút bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài có năng lực vượt trội, trình độ chuyên môn cao, tài năng đặc biệt trong một số lĩnh vực và có kinh nghiệm thực tiễn, có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt để phát triển một lĩnh vực, một ngành của Thủ đô.

Các đối tượng là công dân Việt Nam sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ như được xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức và hưởng các chế độ, chính sách do HĐND TP Hà Nội quy định; được ký hợp đồng vào làm việc hoặc đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập; các đối tượng là người nước ngoài được ký hợp đồng để thực hiện một số nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, giáo dục với chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp.

Nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô, dự thảo Luật cũng quy định các chính sách hỗ trợ từ ngân sách TP để đầu tư cho việc phát triển cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia có đa cấp học; đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên của Thủ đô. Bên cạnh đó, hình thành các trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao... phục vụ cho định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư nước ngoài.

Đây có thể xem là các nội dung rất quan trọng, nhằm tạo ra “cú hích” trong cơ chế thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Thủ đô.

Nếu các quy định này được Quốc hội thông qua, ông kỳ vọng gì khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được triển khai trong thực tế?

- TS. Lê Duy Bình: Thủ đô Hà Nội không chỉ là là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, “trái tim” của cả nước mà còn là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế. Với vai trò về kinh tế của mình, sự phát triển của Hà Nội sẽ tạo ra sức sức lan toả để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Việc phát triển Thủ đô do vậy là nhiệm vụ chung của cả nước và sự phát triển này cũng mang lại lợi ích cho vùng và cho cả nước.

Vì vậy tôi kỳ vọng rằng các cơ chế đặc thù dành cho TP Hà Nội về tổ chức chính quyền, thu hút nguồn nhân lực, quy hoạch, phát triển đô thị, tài chính - ngân sách, huy động và sử dụng nguồn lực, thẩm quyền đầu tư, văn hoá giáo dục, y tế và an sinh xã hội, khoa học giáo dục, bảo vệ môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ sớm được thông qua và đi vào thực tiễn. Qua đó, người dân Hà Nội và người dân cả nước sẽ sớm được hưởng lợi từ các chính sách và cơ chế đặc thù này.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư
(PLVN) – Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
(PLVN) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào về nước

Lãnh đạo 2 tỉnh tiến hành ký kết bàn giao hài cốt các liệt sĩ.

(PLVN) - Ngày 16/5, tại tỉnh Salavan – nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ban chỉ đạo 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 – 2024 về nước.

Khẳng định vai trò kiểm soát, phục vụ giám sát quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

hoạt động kiểm toán của KTNN đã phục vụ tích cực cho việc kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng NSNN. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với vị thế đó, vai trò của KTNN ngày càng được khẳng định là công cụ kiểm tra, kiểm soát, phục vụ giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), tiền và tài sản của Nhà nước.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Hôm qua (15/5), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5); kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959 - 2024); Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Nâng tầm vị thế quốc gia”.

Không nên chỉ phản biện các dự thảo văn bản

Hội nghị do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. Ảnh: Tiến Đạt
(PLVN) - Không nên chỉ dừng lại ở việc phản biện xã hội các dự thảo văn bản mà phải tiến hành phản biện xã hội các văn bản đã ban hành. Bởi quá trình thực hiện mới phát sinh các bất cập, hoặc triển khai trong thời gian dài cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng

Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; xử lý buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng thị trường bảo đảm cho thị trường vàng ổn định, minh bạch, lành mạnh.

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).
(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đề nghị Trung ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Đề nghị Trung ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải
Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng, xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải. Ban Bí thư quyết định Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Thái Hà, Nguyễn Văn Khước, Lê Tuấn Hồng và Hồ Văn Điềm...

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.