Dụ ngư dân ra vùng biển nước ngoài để đoạt tàu cá?

Dụ ngư dân ra vùng biển nước ngoài để đoạt tàu cá?
(PLO) - Theo chân hai ông chủ tàu đi tìm tàu, phóng viên Pháp luật Việt Nam ngỡ ngàng phát hiện ra nhiều tình tiết chứng minh những kẻ lừa đảo đã lên kế hoạch tinh vi đến độ “xỏ mũi” cả cơ quan quản lý nhà nước.
Như PLVN đã đưa tin, biết ngư dân đang khao khát những ngư trường tiềm năng ngoài vùng biển Việt Nam, một nhóm đối tượng đã lên kế hoạch tỉ mỉ: tổ chức hội thảo, xin giấy phép, ký hợp đồng hẳn hoi, hứa đưa tàu ra ngoài khai thác một cách hợp pháp. Chiêu lừa quá tinh vi khiến ngư dân “mất cả chì lẫn chài”…
Thả tép bắt… tôm hùm
Lật lại phụ lục hợp đồng, tại Điều 2 của phụ lục hợp đồng ngày 3/6/2012 và 1/6/2012 qui định: Số tiền 420.000.000 VNĐ (tương đương 20.000 USD) bên B (hai chủ tàu -ông Ngữ và ông Hon) thanh toán ngay sau khi bên A (Công ty cổ phần Đầu tư Đại Dương-Cty ĐD) trao “giấy phép” của Bộ Biển và Nghề cá Indonesia cho bên B. 
Vì sao trong hợp đồng hợp tác (HĐHT) Cty ĐD đưa điều khoản này vào, như chúng tôi đã thông tin bài trước (số báo ra hôm qua – 01/12), ông Nguyễn Trần Biên xuất hiện trong hội thảo do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNN) Kiên Giang tổ chức tại Tp Rạch Giá với tư cách là đại diện cho Công ty PT Papua Fishery Development-Indonesia (Cty Papua). 
Cty Papua có ký hợp đồng khai thác hải sản tại vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam với Cty ĐD (trong hợp đồng với bên B là vùng biển thuộc Indonesia) hay không thì chỉ có Tổng cục Thủy sản mới biết nên mới cấp phép cho Cty ĐD. 
Còn đối với hai chủ tàu tại Tp Rạch Giá, trước khi cho tàu ra khơi, hai chủ tàu liên tục gọi điện cho ông Đỗ Anh Dũng để lấy giấy phép này nhưng ông Dũng khất hẹn hoài. Vì đã chuyển cho ông Dũng 180.000 USD khi ông Dũng trao giấy phép của Tổng cục Thủy sản nên hai chủ tàu yên tâm cho tàu ra khơi. 
Tổng số tiền 40.000 USD (theo điều 2 phụ lục hợp đồng) hai chủ tàu không chuyển cho ông Dũng bởi ông Dũng không có “giấy phép” khai thác hải sản của Bộ Biển và Nghề cá Indonesia để trao cho bên B. Có thể thấy, chi tiết này chứng minh mức độ tinh vi của kẻ lừa đảo, “thả tép bắt tôm”. 
Đánh bắt ngoài vùng biển Việt Nam thì giấy phép của quốc gia chủ quyền vùng biển đó là quan trọng (trong vụ này được cho là Indonesia) nhưng “giá” lại chỉ có 40.000 USD. Tổng cục Thủy sản lấy thẩm quyền gì mà cấp giấy phép đánh bắt tại vùng biển Indonesia, thế mà giấy giấy phép của Tổng cục này cấp cho ông Dũng lại được “bán” với “giá” 180.000 USD cho ngư dân Kiên Giang?!   
Khi ông Ngữ và ông Hon đi tìm tàu, phát hiện ra 4 chiếc tàu của mình tại Indonesia đã được đăng kiểm tại cảng Sunda Kepala-Indonesia với tên chủ tàu là Công ty TNHH Papua Fishery Deverlopmet. Thông số kỹ thuật 4 chiếc tàu giống như in với 
Giấy chứng nhận đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt nam cấp cho tàu, hơn nữa tuy là tàu thuộc sở hữu của Cty Papua nhưng lại ghi: Tàu được sản xuất tại Việt Nam năm 2011, sàn làm bằng gỗ. 
Theo công hàm của Phòng Đăng ký và Lưu trữ tên tàu biển tại Jakarta thì xuất xứ 4 chiếc tàu thuộc sở hữu của Cty Papua như sau: Căn cứ theo hợp đồng đóng tàu đánh cá được ký ngày 02/5/2010 số 01.3.1-2010/DDIC Cty Papua có địa chỉ số 1503 đường Yos Sudarso,Timika, Papua, Indonesia (gọi là bên A) và Cty ĐD có địa chỉ 634 đường Hùng Vương-Nhơn Phú-Tp Qui Nhơn-Bình Định- Việt Nam (gọi là bên B), bên B đồng ý đóng và bán cho bên A và bên A đồng ý mua của bên B, 01 (một) chiếc tàu có động cơ tên Papua Fishery 08 với giá 19.500 USD. Tàu được đóng tại Doanh nghiệp đóng tàu Thành Hiệp, thị trấn Dương Đông-Phú Quốc. Việc mua bán con tàu này được bên A và bên B làm trước mặt cử nhân luật- công chứng viên Suparman Hasyim tại Phòng Công chứng Jakarta (!).
Theo công hàm này, người đứng ra đại diện mua tàu là ông Nguyễn Trần Biên, người ký duyệt và chi tiền là ông Fauzanbaihaqi, chủ Cty Papua. Pháp luật Việt Nam chỉ trích một hồ sơ mua bán tàu điển hình, thương vụ mua bán 8 chiếc tàu này có đầy đủ hồ sơ nhưng ông Nguyễn Trần Biên có nhận được đủ tiền hay không, cơ quan chức năng sẽ điều tra, làm rõ. Nhưng có một sự thật, hiện ông Biên đang bị đối tác là Cty Papua truy lùng vì bán 8 chiếc nhưng chỉ giao được 4, bởi 4 chiếc còn lại đã xả hết ga chạy trốn về Rạch Giá như chúng tôi đã nêu bài trước.  
Quản lý Nhà nước đang ở đâu?
Trước thời điểm ông Dũng gặp Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho đến lúc ông Dũng ký kết hợp đồng với ông Ngữ và ông Hon thì bên A và bên B hoàn toàn không biết nhau. Ông Ngữ cho biết: “Tôi là Chủ tịch Hội Nghề cá Tp Rạch Giá, khi được đại diện Sở NN&PTNN giới thiệu thì tôi rất mừng và triệu tập hội viên để tham gia hội thảo. Cũng vì vậy, tôi làm gương đi đầu ai ngờ bây giờ mất cả chì lẫn chài. Tổng cộng tôi và ông Hon đã chuyển cho Cty ĐD 240.000 USD, cặp tàu của tôi hiện đang bị giữ tại Indonesia, mỗi chiếc công suất 1.500 mã lực, có thiết kế hầm đông lạnh, trang bị ngư cụ hiện đại nhất, giá mỗi chiếc hiện tại từ 8-10 tỷ, thế mà Cty ĐD mang bán cho Cty Papua chỉ 19.500 USD/chiếc”.
Tương tự, thiệt hại của ông Hon cũng như vậy. Những thiệt hại đó hiện được cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang giải quyết như thế nào? Ngày 21/4/2014 Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị để tìm giải pháp giải quyết vụ 4 tàu cá Việt nam bị Indonesia bắt giữ. Thành phần tham dự gồm các ban ngành liên quan và ông Đỗ Anh Dũng cùng hai bị hại (ông Ngữ và ông Hon). 
Trong biên bản của buổi làm việc này ông Dũng chỉ hứa: “Sẽ lo chí phí bảo quản tài sản của chủ tàu. Việc phát sinh tranh chấp hợp đồng giữa Cty ĐD và hai chủ tàu sẽ giải quyết theo Bộ luật Dân dân sự”. Chỉ có vậy, cho đến nay Sở NN&PTNN không có động thái nào quan tâm đến ngư dân.
Tàu của ông Ngữ và Ông Hon là tàu được vay vốn từ ngân hàng, được ngư dân góp tiền để đóng. Nay bị Cty ĐD dụ đưa ra nước ngoài rồi bán nên các thành viên đồng loạt làm đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan CSĐT tỉnh Kiên giang về hành vi chiếm đoạt tài sản người khác của Giám đốc Cty ĐD. Trong khi Cơ quan CSĐT tỉnh Kiên giang đang thụ lý vụ việc thì có hai người tự xưng là điều tra viên của Bộ Công an đến làm việc với ông Hon và ông Ngữ. 
Hai “khổ chủ” bức xúc kể: “Hai người tự xưng cán bộ của Bộ Công an đi với một công an của tỉnh Kiên Giang đến làm việc với chúng tôi, đi xe biển số trắng. Nội dung làm việc họ chỉ hỏi ai là người tố cáo, chỉ cho họ đến gặp người tố cáo. Nội dung thứ hai mà họ quan tâm là hỏi chúng tôi biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?”.
Vụ việc đã có dấu hiệu lừa đảo. Thiết nghĩ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Kiên giang nên sớm vào cuộc xem xét để thu hồi tài sản về cho ngư dân. Về phía Tổng cục Thủy sản, liệu giấy phép cấp cho Cty ĐD là giấy thật hay giả mạo, Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

Đọc thêm

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
(PLVN) -  Chiều ngày 13/3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty cổ phần Tân cảng miền Trung, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (16/3/2010 - 16/3/2025) cũng như đón nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Định.

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng

Đoàn giám sát làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN giai đoạn từ 1/1/2020 - 31/12/2024, chiều 12/3, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Hồ sơ phá sản SBIC đã lên tòa trước khi 2 bộ về 'một nhà'

Ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(PLVN) - “Thực hiện Nghị quyết 220/NQ-CP của Chính phủ, chúng tôi đã hoàn tất các thủ tục phá sản đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các con công ty con... Hiện, hồ sơ để làm thủ tục đã gửi đi và đang chờ quyết định cuối cùng của cơ quan Tòa án”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.

Hé lộ những dự án mới của PV GAS trong năm 2025

Hé lộ những dự án mới của PV GAS trong năm 2025
(PLVN) - Trong buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) mới đây, lãnh đạo Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) đã tiết lộ những dự án dự kiến sẽ được đơn vị này đầu tư trong năm 2025.

Doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom: Hy vọng và tin tưởng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom: Hy vọng và tin tưởng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
(PLVN) - Tiếp theo thành tựu của các kỷ nguyên giải phóng dân tộc và hội nhập quốc tế, giờ đây những doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đang trở thành trụ cột của đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong không khí đầu Xuân của một kỷ nguyên mới, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom.

Năm 2025 sẽ là một năm khởi sắc với doanh nghiệp

Theo ông Trần Đăng Nam, chúng ta đang có cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế. (Ảnh trong bài: Đoan Trang)
(PLVN) - 2024 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với doanh nghiệp (DN) Việt, nhưng bức tranh nền kinh tế đã có những gam màu tươi sáng hơn. Trong năm 2025, hoạt động sản xuất, kinh doanh được các chuyên gia dự báo sẽ ổn định và tăng tốc phát triển. Sự phục hồi và tốc độ phát triển phụ thuộc rất lớn vào tính chủ động, tư duy sáng tạo và nắm bắt cơ hội của các DN.

Biến 'sa mạc' khô hạn thành những vườn xanh tươi tốt

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) - Ninh Thuận và Bình Thuận có tiếng là nắng, gió, cát khắc nghiệt, ít mưa như “sa mạc”, là những yếu tố “kẻ thù” của nông nghiệp. Nhưng nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đã thay đổi, biến những vùng đất khô hạn thành những vườn xanh tốt tươi.