Sẽ có những con tàu lớn để ngư dân yên tâm bám biển

Sẽ có những con tàu lớn để ngư dân yên tâm bám biển
(PLO) - Từ thủ đô, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Trịnh Đình Thạch  đã gửi những thông điệp của đại diện cử tri cả nước tới ngư dân đang bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. 
- Thưa ông, không phải chỉ thời gian “nóng” này, mà trước đó, ngư dân Việt Nam nhiều lần bị Trung Quốc hành hung. Vậy theo ông, Chính phủ cần có biện pháp gì để hỗ trợ ngư dân ra khơi, nhất là trong điều kiện căng thẳng hiện nay?
- Đã từ lâu ngư dân Quảng Ngãi nói chung và ngư dân Lý Sơn nói riêng liên tục bị Trung Quốc ngăn cản, cướp phá, đánh đập. Đặc biệt là thời gian gần đây Trung Quốc đặt giàn khoan HD - 981 thì cường độ còn tăng lên nữa. 
Mới đây nhất là hai trường hợp ngư dân bị đánh đập. Tỉnh ủy, UBND rất quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế đưa các bác sỹ ra Lý Sơn kịp thời cứu chữa và đưa nạn nhân về cứu chữa miễn phí toàn bộ.
Nhưng đó chỉ là một phần thiệt hại của ngư dân. Thiệt hại về tính mạng thì chưa nhưng thiệt hại về tài sản thì lớn. 
Hiện nay, ngoài Quỹ hỗ trợ ngư dân thì đồng bào ở các tổ chức trong nước, kể cả một số kiều bào ở nước ngoài cũng đã có nhiều hoạt động ủng hộ cho các ngư dân ra khơi. Tuy nhiên, chủ yếu là nguồn hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi để hỗ trợ cho các gia đình ngư dân gặp nạn, bị Trung Quốc cướp phá, đánh đập. 
Chúng tôi xác định đó chỉ là giúp đỡ bước đầu, còn ổn định về lâu dài thì cần sự chung tay của cả nước, cộng đồng mới làm được. 
- Những căng thẳng, tổn thất như vậy, có làm ngư dân nao núng khi ra khơi, thưa ông?
- Đối với nhân dân Quảng Ngãi, đặc biệt là Lý Sơn thì việc ra khơi là truyền thống lâu đời. Từ đời cha ông họ, không thể không đi biển, nên dù thế nào họ cũng phải ra khơi bám biển. Việc đi biển của ngư dân Quảng Ngãi không những để làm giàu cho gia đình, quê hương, mà còn thể hiện sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta. 
Vì lý do này, tôi  nên đề nghị Đảng, Chính phủ phải quan tâm. Về lâu dài phải có nguồn hỗ trợ ngư dân đóng các tàu lớn, tàu sắt đầy đủ phương tiện, tiện nghi để khi ngư dân hoạt động ở biển xa thì có thể tự bảo vệ và phối hợp thành các nghiệp đoàn để bảo vệ, hoạt động trên biển. 
- Một thực tế cho thấy, một chiếc tàu cá của ngư dân hiện nay phải tầm  2-3 tỷ đồng, nhưng chủ yếu nguồn vốn đó họ phải vay tín dụng “đen” trong khi báo cáo về tín dụng cho ngư dân trước Quốc hội thường rất khả quan. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Ngư dân muốn đóng loại thuyền lớn hơn, chắc chắn hơn thì cần 3-4 tỷ đồng, có loại hơn nhưng không đáp ứng được điều kiện để vay tiền vì không có tài sản để thế chấp. Vì thế, ngư dân rất cần sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước hoặc có thể Nhà nước đưa một công ty đóng tàu biển giao cho ngư dân và ngư dân trả dần chi phí đóng tàu cho Nhà nước. 
Thời điểm hiện tại, tín dụng cho ngư dân tiến bộ hơn rất nhiều, ngư dân rất phấn khởi. Như tôi nói ban đầu, sinh tồn, hoạt động trên biển là vốn có của ngư dân Lý Sơn, không thể khác được, mà nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước thì họ gặp rất nhiều thuận lợi. Trong đó, hỗ trợ tín dụng là một bước đột phá đảm bảo cho ngư dân, nhất là trong việc đóng tàu lớn, công suất lớn. 
Tôi có nghe Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng đóng các tàu lớn, không chỉ 4-5 tỷ mà lên cả chục tỷ đồng/tàu, có đủ các yếu tố, trang thiết bị, cả thiết bị định vị, máy quét... để tàu hoạt động bảo đảm ở những vùng biển xa.
- Tín dụng tốt, những con tàu tốt, theo ông điều đó đã đủ để ngư dân yên tâm bám biển?
- Tất nhiên là chưa vì đó mới chỉ là một phần của câu chuyện bảo đảm cho ngư dân ra khơi. Vấn đề thứ hai  được nói rất nhiều mà chưa làm được là vấn đề hậu cần nghề cá. Đây là vấn đề đặc biệt. Hậu cần nghề cá không ổn định sẽ gây nên muôn vàn chuyện rắc rối cho người đi biển. Nếu xây dựng được hậu cần nghề cá thì rất  thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác biển. 
- Vậy theo ông, vấn đề hậu cần nghề cá hiện nay là chưa hề ổn? Trong khi đó thời gian vừa qua, dư luận cho hậu cần nghề cá đã được hoàn thiện rất tốt?
- Vẫn phải hoàn thiện vì hậu cần nghề cá đến nay chưa thực sự bảo đảm tốt mà mới chỉ là giải pháp tình thế. Hậu cần nghề cá cần được Nhà nước bảo đảm, chỉ đạo trực tiếp cho các ngành làm thì tốt hơn rất nhiều, chứ đưa đầu nậu vào cung cấp thì giá rất cao, thiệt thòi rất nhiều cho ngư dân. 
Hậu cần nghề cá là rất lớn, nhưng theo tôi trước mắt cần phải bảo đảm cho họ tối thiểu về xăng dầu, thực phẩm, các trang thiết bị cho nghề đi biển, kể cả các phương tiện thông tin. Có nghĩa là nếu dịch vụ hậu cần này đáp ứng đầy đủ, coi như là tổng thể các yếu tố này được đảm bảo đầy đủ để phục vụ cho một chuyến tàu đi biển. Mà có hàng trăm tàu, hàng nghìn gia đình, nếu chung cả nước, toàn bộ các tỉnh duyên hải là rất lớn nên cần sự chỉ đạo chung của Nhà nước để thành lập hậu cần nghề cá.
- Thưa ông, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông, là Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi, ông có muốn gửi thông điệp gì cho cử tri của tri của mình?
- Sau buổi họp vừa rồi, Quốc hội đã có một thông điệp rất rõ ràng là trước mắt chỉ đạo, đề xuất Chính phủ tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn của bà con ngư dân, có chính sách hỗ trợ lâu dài, có chiến lược phát triển rõ ràng. Biển đảo của ta rất dài, có tiềm năng và “vươn ra biển” là một chiến lược phát triển kinh tế cơ bản, ổn định trong tương lai. Quốc hội, Chính phủ, mong bà con yên tâm bám biển, có Đảng, có Nhà nước, có Chính phủ, có cơ chế chính sách hỗ trợ và sự chung sức của cộng đồng Quốc tế, đồng bào ta ở trong và ngoài nước quan tâm, ủng hộ.
-  Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...