Dự kiến khởi công cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị vào ngày 21/4

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4/2024.

Hôm nay - 11/4, UBND tỉnh Lạng Sơn có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Chi Lăng – Cửa khẩu Hữu Nghị. Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Công ty cổ phần xây dựng Đèo Cả - Công ty cổ phần tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần xây dựng công trình 568 - Công ty cổ phần LIZEN. Dự án được thực hiện trên địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Cao tốc Bắc Giang - Chi Lăng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2019.

Cao tốc Bắc Giang - Chi Lăng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2019.

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Trịnh Tuấn Đông, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn (cơ quan nhà nước có thẩm quyền với dự án) cho biết, sau quá trình chuẩn bị thủ tục đầu tư với nhiều lần điều chỉnh, đến nay dự án cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị đã sắp đến ngày khởi công. “Dự kiến dự án sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây”, ông Đông nói.

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả cũng xác nhận thông tin dự kiến sẽ khởi công dự án Chi Lăng - Hữu Nghị vào ngày 21/4 này.

Cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ khoảng 11.029 tỷ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư khoảng 5.529 tỷ đồng (chiếm 50,13% tổng mức đầu tư); vốn nhà nước khoảng 5.500 tỷ đồng (chiếm 49,87% tổng mức đầu tư): vốn ngân sách trung ương 3.500 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh Lạng Sơn 2.000 tỷ đồng. Với cơ cấu nguồn vốn như trên, thời gian hoàn vốn của dự án là 25 năm 8 tháng.

Cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành giao thông vận tải. Tổng chiều dài tuyến cao tốc này khoảng 59,87 km, bao gồm tuyến Chi Lăng – Hữu Nghị dài khoảng 43,43km và tuyến cửa khẩu Tân Thanh kết nối với cửa khẩu Cốc Nam dài 16,44km.

Đoạn tuyến cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được thiết kế với vận tốc tối đa 100km/h; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam thiết kế với vận tốc tối đa 80km/h. Về độ rộng, tuyến Chi Lăng – Hữu Nghị giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m; giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m. Tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe, nền đường 22m; giai đoạn phân kỳ, đầu tư với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5m.

Dự án sẽ xây tổng cộng 5 trạm thu phí, gồm 2 trạm thu phí đặt trên tuyến chính của cao tốc và 3 trạm thu phí đặt trên tuyến nhánh tại các nút giao và điểm ra vào cao tốc, phù hợp với hình thức thu phí tự động không dừng. Ngoài ra, dự án được phê duyệt có 6 nút giao, 1 cầu vượt, 68 hầm chui dân sinh và 39 công trình cầu trên tuyến chính.

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị tiếp tục được triển khai là mong mỏi lớn của người dân Lạng Sơn bấy lâu nay.

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị tiếp tục được triển khai là mong mỏi lớn của người dân Lạng Sơn bấy lâu nay.

Theo kế hoạch trước đây, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được thực hiện theo hình thức BOT, do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư. Dự án được chia thành hai thành phần, thành phần 1 từ Bắc Giang đến Chi Lăng, thành phần 2 từ Chi Lăng đến Hữu Nghị. Cuối năm 2019, dự án thành phần 1 đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Dự án thành phần 2, do nhà đầu tư khó khăn về vốn nên không thể tiếp tục triển khai.

Sau đó, từ hình thức đầu tư BOT, đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị được điều chỉnh thành đầu tư bằng hình thức PPP. Hiện nay, do đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị chưa được xây dựng, nên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn vẫn là "cao tốc cụt". Các phương tiện sau khi di chuyển hết cao tốc đến đoạn thuộc xã Sao Mai, huyện Chi Lăng, phải vòng ra quốc lộ 1A để đi tiếp 30km mới đến TP Lạng Sơn. Thời gian qua, quốc lộ 1A đoạn này thường quá tải, hay xảy ra tai nạn giao thông.

Trong buổi làm việc với nhà đầu tư hồi đầu năm nay, ông Nguyễn Quốc Đoàn – Bí thử Tỉnh ủy Lạng Sơn cho biết, đây là dự án trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn, địa phương mong muốn thực hiện từng ngày từng giờ.

Đây là dự án quan trọng không chỉ với Lạng Sơn mà với kinh tế cả nước, khi là tuyến cao tốc kết nối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, điểm trung chuyển hàng hóa để xuất sang Trung Quốc. Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị cũng là đoạn thành phần quan trọng trong tổng thể tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn – Cao Bằng.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.