Đổi mới thi cử, chương trình giáo dục: Làm gì để mang lại hiệu quả?

Việc lựa chọn SGK cần phù hợp với thực tế. (Ảnh minh họa).
Việc lựa chọn SGK cần phù hợp với thực tế. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo lộ trình cải cách, năm học 2020 - 2021 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) ở lớp 1; năm 2021-2022 là áp dụng ở lớp 2 và lớp 6; năm 2022-2023 là áp dụng ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Việc hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông sẽ kết thúc vào năm học 2024-2015 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Theo đó, một loạt vấn đề cần phải làm của ngành Giáo dục sẽ thực hiện trong năm nay…

Còn đó những bất cập

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT nhưng những đổi mới trong thời gian qua của Bộ GD&ĐT vấp phải không ít phản ứng từ dư luận… Lý giải những bất cập này, GS. Viện sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Những việc Bộ làm trong thời gian qua mới chỉ là đổi mới phần ngọn. Ví dụ, chọn khâu đột phá “thi cử” là không phù hợp vì nó chỉ giải quyết ở phần ngọn.

Theo tôi, đổi mới đầu tiên phải là chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK). Khi có CT-SGK thì sau đó mới xây dựng phương thức kiểm tra đánh giá, có cả vấn đề thi cử phù hợp với nó. Chứ giờ chưa đổi mới nội dung CT thì đổi mới kỳ thi chưa triệt để được”.

“Tức là CT-SGK vẫn chỉ là truyền thụ kiến thức chứ chưa chuyển theo xu hướng đánh giá năng lực, phát triển toàn diện thì làm sao thi kiểu đánh giá năng lực được, “học gì, thi nấy” chứ. Giờ không dạy học theo kiểu phát triển năng lực mà lại đòi đánh giá năng lực là bất hợp lý”. 

Tháng 9/2020 là triển khai CT-SGK mới với lớp 1 và Bộ cũng đang tổ chức bồi dưỡng theo CT. Nhưng đến nay có nhiều giáo viên vẫn thờ ơ với sự đổi mới, có giáo viên thì lo lắng chưa có SGK mới trong tay nên chưa hình dung được sẽ đổi mới thế nào.

Đề cập việc chuẩn bị triển khai CT-SGK mới, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Sự chủ động của giáo viên từ bây giờ là rất cần thiết để sau này đỡ vất vả cho bản thân mỗi người thầy và cũng là cách góp phần cho việc đổi mới của ngành Giáo dục thành công trong một vài năm tới”. 

Trước tình hình dịch bệnh do virus nCoV gây ra diễn biến phức tạp, nhiều trường học trên cả nước đã tạm thời cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 16/2 để phòng dịch. 

Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT tiếp tục theo dõi, tiếp nhận thông tin chính thức từ các cơ quan chuyên môn để đánh giá đúng tình hình dịch bệnh, bảo đảm thông tin chính xác và chỉ đạo kịp thời đến các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để chủ động các biện pháp phòng, chống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phòng, chống dịch bệnh để đón học sinh trở lại trường học theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, tham mưu UBND tỉnh, thành phố việc quyết định thời gian cho các đối tượng học sinh được nghỉ học hoặc đi học trở lại phù hợp với lứa tuổi và khu vực.

Đồng thời xây dựng kế hoạch học bù cho học sinh tại địa phương theo nguyên tắc phải bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định. Thời gian học bù được sử dụng từ quỹ thời gian dự phòng đã được quy định tại Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ GD&ĐT;

Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch sử dụng cơ cở vật chất của nhà trường để tổ chức học bù cho học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trường hợp cần thiết, tổ chức một số buổi học bù vào thứ bảy hoặc chủ nhật để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, hiện đã có nhiều bộ SGK nên chỉ đạo thi cử sẽ không theo bộ SGK nào cả mà phải theo yêu cầu cần đạt trong CT. Vì thế, giáo viên phải nắm kỹ CT, để làm sao dạy học sinh đạt được yêu cầu của CT đặt ra. Muốn triển khai tốt thì đầu tiên giáo viên phải đổi mới nhận thức về CT-SGK.

Hai là, nghiên cứu các bộ SGK để có tiếng nói trong việc lựa chọn SGK, vì nếu chọn sai thì học sinh khổ, giáo viên cũng khổ, mà nửa chừng không dạy được đòi đổi thì rất khó. “Quan trọng nhất là chọn được bộ sách phù hợp, chứ chọn theo “thương hiệu” nào đó mà dạy không được thì thầy trò sẽ  khổ”.

Từ góc độ thực tế, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng: “Đội ngũ giáo viên chính những người tiên phong trong đổi mới CT-SGK từ năm học 2020 - 2021. Đồng thời, khi đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục được coi như “chìa khóa” để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và thực hiện triển khai CT-SGK mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo viên còn mắc bệnh “chạy” theo lý thuyết kinh điển, bám vào trí thức có sẵn trong SGK, không gắn với thực tiễn đời sống”. 

Bên cạnh đó, việc tuyển giáo viên lại do Sở Nội vụ các tỉnh, thành quyết định thế nên mới có chuyện để thực hiện giảm biên chế, giảm đầu mối, có quận, huyện sa thải vài trăm giáo viên. Thử hỏi như vậy đội ngũ nhà giáo làm sao ổn định?

Cần cải tiến câu hỏi thi trắc nghiệm

Trở lại quan điểm về kỳ thi THPT quốc gia, GS Đào Trọng Thi thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Với kỳ thi “2 trong 1”, từ lâu tôi không ủng hộ vì 2 mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH hoàn toàn không thể kết hợp được. Việc Bộ GD&ĐT buộc các trường phải lấy kết quả đó xét tuyển đã làm nảy sinh nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng “đầu vào” của các trường.

Chính vì thế, kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ GD&ĐT đã phải khẳng định lại, mục tiêu của kỳ thi này chủ yếu là để xét tốt nghiệp. Các trường ĐH, CĐ có thể lấy kết quả đó làm cơ sở xét tuyển hoặc có thể tổ chức kỳ thi riêng. Còn thi tốt nghiệp THPT với tỷ lệ đậu 90 - 95% như hiện nay thì theo tôi kỳ thi đó có thể tổ chức ở các địa phương, thậm chí với các cơ sở giáo dục uy tín có thể giao cho họ tự làm là tốt nhất”. 

Về phương thức tổ chức kỳ thi này bằng hình thức thi trắc nghiệm hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Theo GS. Đào Trọng Thi, việc tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm nhìn chung là phù hợp với xu hướng của thế giới. Sở dĩ trong mấy năm nay kỳ thi bị gặp nhiều sự cố là do chúng ta áp dụng hình thức trắc nghiệm nửa vời, làm chưa đến nơi đến chốn.

Chúng ta vẫn tổ chức thi trên giấy cho cả triệu thí sinh và thi cùng một thời điểm nên vẫn tạo sức ép lớn cho kỳ thi, thậm chí nảy sinh tiêu cực nghiêm trọng. Kỳ thi có 3 khâu quan trọng là: Ra đề, coi thi và chấm thi. 

Cũng theo ông Thi, trước đây thi theo kiểu truyền thống (thi tự luận) thì tiêu cực chủ yếu rơi vào khâu coi thi, nhưng nếu thi trên máy thì khâu coi thi và chấm thi gần như không thành vấn đề đáng lo nữa. Thi trắc nghiệm trên máy thí sinh sẽ không cần tập trung thi đồng loạt nữa, thí sinh ở đâu thi ở đó, như vậy sẽ giảm tốn kém, không còn căng thẳng, sức ép cho xã hội trong mỗi kỳ thi.

Quan trọng hơn là sẽ hạn chế tối đa tiêu cực, thi xong có kết quả luôn thì không ai can thiệp được. Kỳ thi năm trước bị lọt tiêu cực vì thi xong có quá nhiều khâu như: dọc phách, di chuyển, lưu kho...

TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Thực tế, lâu nay các em học vẫn vì bảng điểm chứ không phải vì phát triển bản thân. Tôi rất tâm đắc với đề án học sinh được thi lại nhiều lần trong năm. Nếu áp dụng thi nhiều lần sẽ kích thích khả năng ham học hỏi của học sinh hơn. Tiêu biểu, một nước đứng đầu về giáo dục như Phần Lan thường ưu tiên phát triển năng lực học sinh và tránh việc đánh giá theo kiểu đỗ - trượt, thấp - cao. Vì vậy, tại sao chúng ta không đặt chuẩn để học sinh nỗ lực, phấn đấu?”.

TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, mục tiêu của đổi mới thi cử là để học sinh và thầy cô giáo học tốt hơn, dạy tốt hơn. Với mục tiêu như vậy, TS. Tùng Lâm băn khoăn liệu thi trắc nghiệm có phát triển được năng lực và đánh giá đúng phẩm chất của học sinh hay không?

Làm sao để ngân hàng đề giúp học sinh thi trắc nghiệm vẫn gắn với đời sống, thể hiện năng lực cá nhân? Do đó, cần cải tiến bộ câu hỏi để đánh giá năng lực học sinh. Bộ GD&ĐT nên có nghiên cứu về khía cạnh này trước khi áp dụng chương trình mới…

Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020. 

Theo đó, Hiệu trưởng sẽ là người thành lập Hội đồng chọn sách giáo khoa. Mỗi trường thành lập một hội đồng. Quá trình hội đồng chọn sách phải thảo luận dân chủ, công khai, minh bạch.

Theo Thông tư của Bộ GD&ĐT, đối với trường có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập một hội đồng. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa gồm người đứng đầu, cấp phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được lựa chọn, đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu 11 người. Trong đó ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Đối với trường có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên hội đồng tối thiểu 7 người. Thông tư quy định rõ người đã tham gia biên soạn sách hoặc tham gia thẩm định sách giáo khoa do các nhà xuất bản (NXB) tổ chức; tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành và người làm việc ở các NXB có sách giáo khoa không được tham gia hội đồng.

Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn và bỏ phiếu kín lựa chọn. Sách được lựa chọn phải được trên 1/2 số thành viên của hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn.

Trường hợp sách giáo khoa không được trên 1/2 số thành viên của hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn, hội đồng thảo luận, phân tích các sách giáo khoa với các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa và bỏ phiếu lựa chọn lại.

Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không được trên 1/2 số thành viên của hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn thì hội đồng quyết định lựa chọn sách giáo khoa có số phiếu đồng ý cao nhất trong danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn báo cáo.

Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 trên toàn quốc sẽ học chương trình mới với những bộ sách giáo khoa do các trường lựa chọn. Công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên đang được tiến hành nghiêm túc trong thời gian qua, thời gian tới, sau khi tiến hành chọn sách, từ tháng 3 đến tháng 5/2020, Sở GD&ĐT cùng NXB tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Từ tháng 3 đến tháng 8/2020, các nhà trường tập huấn, NXB triển khai chương trình in ấn và xuất bản. 

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.