Cuộc chiến… chọn SGK

Các Tổng Chủ biên bộ sách “Cánh Diều” lớp 1.
Các Tổng Chủ biên bộ sách “Cánh Diều” lớp 1.
(PLVN) - Tuần qua, bộ sách giáo khoa (SGK) “Cánh Diều” là kết quả hợp tác giữa Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Đại học Sư phạm TP HCM và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam đã được công bố. Đây là bộ SGK xã hội hoá đầu tiên. Sự ra đời của bộ sách đã bước đầu tạo ra một cuộc cạnh tranh về chất lượng SGK cả về nội dung và hình thức.   

NXB “bắt tay” nhau làm SGK

Theo đó, 10 triệu bản SGK “Cánh Diều”- một trong 5 bộ SGK lớp 1 mới, được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông qua hồi tháng 11 vừa chính thức được giới thiệu đến truyền thông và đông đảo giáo viên. Bộ SGK “Cánh Diều” được biên soạn, xuất bản trên quan điểm thống nhất, xuyên suốt: “Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống”.

Tư tưởng cốt lõi đó của bộ sách được kỳ vọng sẽ giúp học sinh có điều kiện tốt hơn để phát triển năng lực và phẩm chất theo các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tác giả bộ SGK “Cánh Diều” là những nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục uy tín của các trường đại học sư phạm, viện nghiên cứu và các cơ sở giáo dục khác. Đó là những người am hiểu sâu sắc về giáo dục phổ thông, giàu kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn trong việc biên soạn Chương trình giáo dục phổ thông và SGK, trong đó có Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và hầu hết thành viên Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là Chủ biên.

Tác giả Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục (theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT): Tiếng Việt - Ngữ văn, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Khoa học tự nhiên, Tin học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất...

Ông Nguyễn Bá Cường, Giám đốc NXB Đại học Sư phạm cho biết, “Cánh Diều” là bộ SGK xã hội hoá đầu tiên hiện thực hoá Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. “Sự ra đời của bộ sách đã bước đầu tạo ra một cuộc cạnh tranh về chất lượng SGK cả về nội dung và hình thức”, ông Cường nói. Cũng theo ông Cường, bộ SGK “Cánh Diều” có 100% bản mẫu được các hội đồng thẩm định quốc gia thông qua với tỉ lệ phiếu đồng thuận tuyệt đối.

Học sinh sẽ không còn khiếp đảm môn Toán?

Theo GS TSKH Đỗ Đức Thái, Tổng Chủ biên môn Toán gồm 4 chủ đề: Các số đếm đến 10; phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; các số trong phạm vi 100; cộng trừ trong phạm vi 100. Mỗi chủ đề được bắt đầu bằng một tranh vẽ mô tả một tình huống hướng đến những kiến thức trọng tâm trong chủ đề. Mỗi chủ đề chia thành nhiều bài học.

Mỗi bài học gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động sắp xếp từ dễ đến khó hướng đến khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Cuối mỗi chủ đề, học sinh được thực hành “Em vui học Toán”.

Đồng thời, GS Đỗ Đức Thái cho biết, sách Toán hiện hành ở bậc phổ thông, đặc biệt với tiểu học, quá nặng: “Tôi nói câu này bằng tất cả trách nhiệm của mình. Chương trình và bộ SGK Toán tiểu học hiện nay khó đến mức để hiểu được hết nó phải là các giáo sư Toán học có trình độ tương đối tốt”.

Đó là số tự nhiên bằng hai loại tiên đề. Một là xây dựng thông qua lý thuyết tập hợp trên cơ sở đếm một con gà, một con bò ra số 1; hai bông hoa, hai cốc nước ra số hai. Hai là các em phải học tiên đề về số liền trước, số liền sau.

GS.TS Đỗ Đức Thái (giữa): Môn Toán lớp 1 hiện hành quá nặng - chỉ giáo sư giỏi mới làm được.
 GS.TS Đỗ Đức Thái (giữa): Môn Toán lớp 1 hiện hành quá nặng - chỉ giáo sư giỏi mới làm được.

Trẻ lớp 1 cần học từ đơn giản đến trừu tượng nhưng khi học hình học, các em phải làm quen những thứ không thể sờ, cầm được như “đường thẳng” -  khái niệm quá trừu tượng. Vì quá nặng, môn Toán trở thành nỗi khiếp đảm của nhiều trẻ. Các em không nhìn thấy niềm vui của Toán nữa. Chương trình đã “giết chết” niềm vui Toán học từ trong trứng.

Theo ông Thái, SGK Chương trình mới phải thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT là thực sự giảm tải, làm sao để mỗi giờ học Toán phải vui, chứ không phải giờ hãi hùng. SGK Chương trình giáo dục phổ thông mới phải mở toang cánh cửa để cuộc sống tràn vào.

“Ví dụ, học sinh không chỉ học số 1, 2, 3 hay phép tính 1 + 1 mà quan trọng là những điều đó phải biến thành năng lực để các em giải quyết được những vấn đề của cuộc sống sau này”, GS Thái thông tin.

Sách Toán được xây dựng trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, đề cao tính tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thầy cô. Sách cũng được thiết kế giúp giáo viên có thể tổ chức bài học một cách sáng tạo, theo đúng tiến trình sư phạm, đúng nhận thức của học sinh. Về hình thức, cũng theo ông Thái, sách Toán được in 4 màu rất đẹp, không thua kém sách ở các nước phát triển.

Còn GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết: “Nếu nhìn vào sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách “Cánh Diều” thì sẽ thấy sự kế thừa SGK hiện hành nhiều, do đó tin chắc rằng các thầy cô đang dạy lớp 1 hiện nay khi sử dụng bộ sách có thể dạy được ngay. Thậm chí rất ít cần tập huấn bởi tính kế thừa”.

Theo ông Thuyết, điểm phát triển của SGK Tiếng Việt lớp 1 “Cánh Diều” là chủ trương dạy theo nhóm nét chữ cho học sinh dễ học. “Khác với chương trình hiện hành ngay từ đầu đã dạy những chữ quá khó, ví dụ, chữ e, chữ b,... Chương trình mới sẽ dạy theo nét chữ. Bắt đầu chữ a, c từ những nét cong hở, rồi đến o, ô, ơ, d, đ,... có nét cong kín, GS Thuyết nói.

Điểm mới thứ hai là ngay từ đầu, chúng tôi đã tận dụng những chữ mà học sinh đã học được để tạo nên những bài đọc từ 6-7 tiếng đến 20 tiếng và cuối học kỳ 1 là 30 tiếng. Đặc biệt, ở phần luyện tập tổng hợp vào 9 tuần cuối cùng, mỗi tuần sẽ thiết kế có 2 tiết tự đọc để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, hình thành nếp đọc sách và năng lực tự học của học sinh.

Ở phần luyện tập tổng hợp, mỗi tuần cũng được dành 1 tiết gọi là góc sáng tạo để học sinh có thể vận dụng những điều đã học được vào làm những sản phẩm như bưu thiếp, sưu tầm những hình ảnh về thiên nhiên”... Về việc tạo hứng thú cho học sinh, ông Thuyết dẫn chứng, ngay từ những giờ đầu tiên học sinh đã phải tập đọc nhưng sách được thiết kế kết hợp chữ với hình để các em dễ tiếp thu, tránh tâm lý “sợ”.

Và cuộc chiến… chọn sách

Theo Nghị quyết 88, quyền lựa chọn SGK năm học 2020-2021 sẽ do các trường cân nhắc dựa trên ý kiến của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Từ sau năm học này, việc lựa chọn SGK sẽ do UBND các tỉnh quyết định theo đúng Luật Giáo dục (sửa đổi).

Thế nhưng, mới đây, câu chuyện từ chuyên viên đến lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM nhận thù lao của NXB Giáo dục Việt Nam liên quan thực tế đến việc biên soạn SGK khiến dư luận càng không tin việc chọn SGK là độc lập, khách quan, minh bạch. GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thẳng thắn cho rằng, trước nay vẫn có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo.

Báo chí gần đây đã phản ánh hiện tượng NXB Giáo dục Việt Nam chi lương cho các lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT TP HCM suốt 4 năm liền. Việc lãnh đạo và tất cả các chuyên viên chỉ đạo môn học của Sở nhận lương tháng của nhà xuất bản chắc chắn, sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn SGK.

Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, lần đổi mới này có nhiều NXB cùng tham gia làm SGK, do đó, thông tư hướng dẫn việc chọn SGK cũng cần quy định rõ quyền của các NXB được tiếp thị sách như thế nào để đảm bảo sự minh bạch, công bằng.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình SGK mới, đồng thời là Tổng Chủ biên bộ sách “Cánh Diều” lớp 1.
 GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình SGK mới, đồng thời là Tổng Chủ biên bộ sách “Cánh Diều” lớp 1.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ đạo đưa các chế bản SGK lên mạng để người dân tham khảo. Nếu làm được như vậy sẽ vừa đảm bảo công khai, dân chủ lại giảm được chi phí vì hầu hết mọi người đều có điện thoại, máy tính có thể vào mạng. Còn về những lo ngại như sợ làm sách lậu, ăn cắp bản quyền thì đều có thể giải quyết được bằng công nghệ và pháp luật.

Hơn nữa, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, GS Nguyễn Minh Thuyết  cho rằng, việc lựa chọn SGK cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo “thương hiệu”, đến giữa năm học, học sinh học không nổi, giáo viên kêu ca, phụ huynh phàn nàn thì rất dễ xảy ra “vỡ trận” SGK.

Trước băn khoăn nếu học sinh lớp 1 của cùng 1 trường, sau năm 2021 có thể học SGK khác nhau do sự thay đổi về quy định lựa chọn SGK, PGS.TS.Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT)  khẳng định thông tư lựa chọn SGK theo tinh thần Luật Giáo dục 2019 sẽ có sự chuyển tiếp để tiếp nối, kế thừa với Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK theo tinh thần Nghị quyết 88, làm sao đảm bảo sự ổn định, không gây xáo trộn.

 “Dù có nhiều SGK nhưng các sách này đều chung “lõi kiến thức” đã được quy định trong chương trình là nội dung và yêu cầu cần đạt trong từng chủ đề của chương trình. Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định cấu trúc bài học trong SGK mới bao gồm 4 thành phần cơ bản: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Các SGK đều phải đảm bảo yêu cầu này. Bởi vậy, học sinh khi học SGK này, chuyển sang học SGK khác cũng không bị gặp khó khăn”, ông Thành nhấn mạnh…

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...