Giới trẻ lên tiếng về đổi mới giáo dục

Các bạn thanh niên Hà Giang tham gia tập huấn nâng cao năng lực trong 2 ngày trước sự kiện để trau dồi kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lắng nghe và tư duy phản biện. Ảnh: Yoomi Jun
Các bạn thanh niên Hà Giang tham gia tập huấn nâng cao năng lực trong 2 ngày trước sự kiện để trau dồi kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lắng nghe và tư duy phản biện. Ảnh: Yoomi Jun
(PLVN) - Ngày 11/8, tại thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức đối thoại chính sách về vấn đề đổi mới giáo dục giữa các thanh niên Việt Nam với các đại diện UBND tỉnh Hà Giang, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan.

Đối thoại chính sách nói trên là một phần trong chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Thanh niên 12/8/2019.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Thanh niên ở thị trấn Đồng Văn, ông Đào Quang Diệu - quyền Bí thư tỉnh Đoàn Hà Giang - cho biết, Hà Giang có hơn 200.000 thanh niên, chiếm khoảng 24% tổng dân số của tỉnh.

Hiện nay, tình trạng giáo dục và các kỹ năng chuyên môn khác của thanh niên Hà Giang đã được cải thiện đáng kể nhằm  hướng tới sự hình thành của một lớp thanh niên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có tư duy kinh tế, có khả năng nắm bắt cơ hội trong tình hình mới vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân, góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bà Astrid Bant - Đại diện Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tại Việt Nam – cho rằng thanh niên năng động, sáng tạo và có kỹ năng và kiến thức hết sức cần thiết để giúp đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững và thực hiện tốt cam kết Để không để ai bị bỏ lại phía sau.

Với chủ đề “Đổi mới Giáo dục”, Ngày Quốc tế Thanh niên năm nay nhấn mạnh những nỗ lực cần phải để có giúp giáo dục trở nên thực tế hơn, công bằng hơn và dễ tiếp cận hơn đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là những hoạt động được thiết kế và thực hiện cùng với thanh niên.

Bắt nguồn từ Mục tiêu thứ 4 của Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững – “đảm bảo giáo dục chất lượng, công bằng và dễ dàng tiếp cận cũng như thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”, Ngày Quốc tế Thanh niên 2019 đề cập tới các cách thức mà các Chính phủ, thanh niên, các tổ chức do thanh niên lãnh đạo và các tổ chức làm việc vì thanh niên đang thực hiện để đổi mới giáo dục, đưa giáo dục trở thành một công cụ mạnh mẽ, giúp chúng ta đạt được Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững.

Tại sự kiện lần này, các bạn trẻ đã được tham gia tập huấn nâng cao năng lực, trau dồi kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lắng nghe và tư duy phản biện. Các bạn cũng thảo luận về những thách thức mà họ đang phải đối mặt trong giáo dục, đưa ra những gợi ý và khuyến nghị về một số điều chỉnh trong giáo dục giúp xây dựng thế giới mà họ mong muốn trong tương lai. 

Theo Liên hợp quốc tại Việt Nam, Việt Nam đang trải qua thời kỳ cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ người trẻ tuổi cao nhất trong lịch sử. Thời kỳ này là một cơ hội duy nhất cho Việt Nam để xây dựng tốt kế hoạch cho thời kỳ chuyển đổi và tạo điều kiện cho thế hệ lãnh đạo trẻ đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế, môi trường và xã hội và của đất nước. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.