Tiếp vụ Megastar: “Âm mưu” vô hiệu hóa nhóm cổ đông lớn

Quang cảnh Đại hội đồng cổ đông PNC
Quang cảnh Đại hội đồng cổ đông PNC
(PLO) - Sau lần thứ nhất không thành, ngày 16/7 Cty CP Văn hóa Phương Nam tiếp tục tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần hai. Diễn ra rất căng thẳng ngay từ khi khai mạc và cổ đông đã bác toàn bộ tờ trình của hội động quản trị vì cho rằng có quá nhiều khuất tất.  
Trách nhiệm của đại diện vốn nhà nước ở đâu?
Trong khi xảy ra hàng loạt vấn đề nóng tại Cty CP Văn hóa Phương Nam (PNC) thì vai trò của đại diện vốn nhà nước tại PNC (TCty Liksin, sở hữu 15% vốn điều lệ) lại hết sức mờ nhạt, hầu như không có bất kỳ động thái nào để bảo vệ quyền lợi  cổ đông và cũng chính là bảo vệ mình. 
Đáng chú ý, trước cáo buộc của nhóm cổ đông đại diện 60% vốn điều lệ  về “nghi án” bán rẻ khối tài sản giá trị 20 triệu USD đổi lấy khoản nợ 400.000USD, thay vì yêu cầu làm cho rõ trắng - đen thì không hiểu vì lý do gì đại diện phần vốn nhà nước vẫn cho rằng “điều này không gây thất thoát tài sản, trái lại đã giúp cho PNC có thu nhập” (?).
Như Pháp luật Việt Nam số ra ngày 13/7 đã đề cập, theo giấy phép đầu tư của Megastar thì phía Envoy (bên liên doanh nước ngoài) thuộc sở hữu của Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) chỉ được phép sở hữu tối đa 80% vốn điều lệ, PNC sở hữu 20%. Tuy nhiên, năm 2008 khi Megastar tăng vốn điều lệ lên gấp đôi thì PNC đã tự ý chuyển nhượng quyền góp vốn này cho Envoy để “đổi” lấy 400.000USD tiền nợ. 
Cho nên thực chất vốn góp của PNC hiện nay trong Megastar chỉ còn 10%. Kèm theo việc chuyển nhượng này, các quyền khác của PNC tại Megastar cũng giảm tương ứng, như giảm số lượng nhân sự quản trị, điều hành đại diện cho PNC tại Megastar (giảm thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc). 
Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí và trình bày trước Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), HĐQT công ty vẫn một mực cho rằng phần vốn góp của PNC tại Megastar còn nguyên 20% (?). Như vậy, có hai khả năng đã xảy ra, một là như đã nói ở trên, 10% vốn góp của PNC trên thực tế đã chuyển cho Envoy, khi đó, cả Envoy lẫn PNC đều vi phạm nghiêm trọng giấy phép đầu tư, Luật Đầu tư và Nghị định 108/NĐ-CP, đồng thời nói dối cổ đông; khả năng thứ hai, có hay không việc chiếm đoạt tiền vốn của cổ đông khi 10% vốn góp của PNC đi đâu không rõ vì PNC không hề góp mà ngược lại còn được Envoy cho tiền?.
Do vậy, việc nhóm cổ đông đại diện 60% vốn điều lệ đặt vấn đề PNC khuất tất trong vụ chuyển nhượng 10% vốn góp tại Megastar, có giá thị trường lên đến 20 triệu USD cho Envoy với giá rẻ mạt 400.000USD không phải là không có cơ sở. Liệu PNC có tiếp tay cho hành động thâu tóm Megastar của bên nước ngoài trái pháp luật hay không? Câu hỏi này cần phải được cơ quan chức năng giải đáp trong thời gian tới.
“Âm mưu” không thành? 
Trong khi các bức xúc nói trên của cổ đông chưa được giải tỏa thì việc tiếp tục tổ chức ĐHĐCĐ bất thường có lẽ cũng không thể thành công. Trước tình trạng đó, HĐQT PNC đã quyết định chọn một đối tác là Cty Xuất nhập khẩu Bình Tây (Bitex) để phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 11.000 đồng/cổ phiếu. 
Theo như toan tính, thương vụ này nếu trót lọt thì có thể tăng gấp đôi vốn điều lệ của PNC, đồng nghĩa với việc biến nhóm cổ đông phản đối HĐQT đang chiếm 60% vốn điều lệ giảm xuống còn dưới 30%.  Từ đó họ không còn tiếng nói quyết định trong PNC. Điều đáng nói là việc chọn Bitex để phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ chỉ diễn ra trước ĐHĐCĐ đúng… một ngày. Nghiêm trọng hơn, việc lựa chọn Bitex có nhiều dấu hiệu thiếu minh bạch và không phù hợp với quy định pháp luật. 
Cụ thể, từ năm 2011 PNC đã lập hồ sơ xin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hành cho 5 nhà đầu tư, danh sách này không có tên Bitex và cũng chưa thực hiện được. Nghị quyết này của ĐHĐCĐ đến nay đã hết hiệu lực vì chỉ ủy quyền cho HĐQT thực hiện phát hành thêm cổ phiếu trong năm 2014. Cho nên, nếu muốn thực hiện trong năm 2015 thì HĐQT phải báo cáo và xin ý kiến của ĐHĐCĐ. 
Tuy nhiên, việc này đã không được HĐQT thực hiện. Khi cổ đông yêu cầu đưa vấn đề này ra biểu quyết thì HĐQT bác bỏ. Hiện thương vụ 10 triệu cổ phiếu này vẫn chưa chính thức ký hợp đồng và ĐHĐCĐ bất thường thời gian tới mới có thẩm quyền quyết đáp vấn đề này.
Mặt khác, giá chào bán cũng thấp hơn thị trường và cũng thấp hơn so với giá chào mua của cổ đông hiện hữu. Cổ đông Nguyễn Tuấn Quỳnh chào mua với giá 13.000 đồng/cổ phiếu, đồng ý đặt cọc 5% giá trị 10 triệu cổ phiếu trong 3 ngày làm việc. Tuy nhiên, những việc này cũng không được HĐQT chấp nhận. Cho nên, nếu thương vụ bán 10 triệu cổ phiếu cho Bitex xảy ra thì có thể nói cổ đông PNC mất trắng 20 tỷ đồng.
Quá bức xúc trước những khuất tất của HĐQT, đại diện nhóm cổ đông chiếm 60% vốn điều lệ ví von: “Tập đoàn CJ dùng tay trái để nắm giữ tài sản lớn nhất của PNC là liên doanh Megastar (thông qua Envoy chiếm 80% vốn điều lệ theo giấy phép đầu tư và 10% vốn điều lệ “chui”, trái pháp luật); dùng tay phải để kiểm soát “nhất cử nhất động” của PNC (thông qua CJI để cho PNC vay 7 triệu USD và kiểm soát toàn diện PNC); nay lại có âm mưu dùng cả hai tay để bóp chết các cổ đông phản đối hành vi làm trái pháp luật của HĐQT gây thất thoát tài sản của cổ đông và tài sản Nhà nước”.
Ngày 17/7, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) Trần Anh Đào ký Công văn số 1065/SGDHCM- NY gửi PNC, tạm thời chưa cho công bố thông tin phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. 
Theo đó, HOSE nhận được Công văn công bố thông tin số 89/PNC-2015 ngày 16/07/2015 của PNC về việc phát hành cố phiểu riêng bán cho nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên của PNC thì có ý kiến của nhóm cổ đông đại diện 61% cổ phần tham dự đại hội không đồng ý tiếp tục ủy quyền cho HĐQT trong việc phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ. 
“Do đó, để đảm bảo việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ của HĐQT sau khi họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 đúng quy định, HOSE sẽ xin ý kiến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc phát hành riêng lẻ này và tạm thời chưa công bố thông tin Công văn 89/PNC-2015 ngày 16/7/2015 của PNC cho đến khi có ý kiến chính thức từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” – công văn do bà Trần Anh Đào ký nêu rõ.

Đọc thêm

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.