Gương sáng Pháp luật

Doanh nhân Xuân Trường và những công trình để đời

Ông Trường cùng một chính trị gia nổi tiếng thế giới.
Ông Trường cùng một chính trị gia nổi tiếng thế giới.
(PLVN) - Với quan niệm sống “để lại gì cho đời”, doanh nhân Nguyễn Văn Trường cho biết đã, đang và sẽ tiếp tục xây các công trình nổi tiếng, để đời; như một cách “ghi danh” cho thế hệ mai sau, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Văn Trường (còn gọi là Xuân Trường, SN 1963, ngụ Ninh Bình) là chủ của nhiều DNTN, trong đó có tiếng nhất là DNTN xây dựng Xuân Trường.

Từ những năm 2000, ông Trường được biết đến với việc mạnh tay đầu tư Khu Du lịch Tràng An – chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng. Hiện DN của ông đang đầu tư vào những dự án lớn như: Khu du lịch Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) 15.000 tỷ đồng; Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng) 10.000 tỷ đồng; Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam) 11.000 tỷ đồng...

Trong nhiều năm qua, ông Trường đã đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng vào các công trình văn hóa tâm linh ở Ninh Bình, Hà Nam bởi quan niệm: “Chùa chiền như là những mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”. Năm 2006, ông bỏ ra cả nghìn tỷ đồng đầu tư vào Khu du lịch Tràng An – chùa Bái Đính, với 500 nghệ nhân đến từ những các làng nghề nổi tiếng, sử dụng tay nghề và các vật liệu địa phương để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính. Năm 2014, chùa được UNESSCO công nhận di sản văn hoá thế giới kép, Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Bái Đính – Tràng An là một trong những dự án khẳng định tên tuổi Xuân Trường. Ngôi chùa rộng 539ha, lập nhiều kỷ lục: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Việt Nam 36 tấn, nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam (500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m), giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…

Quần thể Danh thắng Tràng An – Ninh Bình.

Quần thể Danh thắng Tràng An – Ninh Bình.

Bên cạnh đó, Xuân Trường đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng xây dựng Khu du lịch Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) kỳ vọng đưa quần thể này thành di sản thế giới. Ông Trường kể: “Trước khi bắt tay vào khởi công, xây dựng, tôi luôn nghĩ nếu Bái Đính mang kiến trúc của một ngôi chùa lớn thì Tam Chúc - Ba Sao sau khi hoàn thành sẽ có hàng trăm chùa tháp với nghìn bức tượng Phật”.

“Nơi đây còn có cả một không gian tâm linh phụ trợ như Động Vòng, Động Cô Đôi, Chùa Thiên Phúc và khu vườn Phật 300ha - nơi ngự của tứ Thánh đế với hàng ngàn đệ tử chắp tay hướng tới cõi niết bàn, nghĩa là đến đây du khách như đến một trung tâm Phật giáo quy mô lớn nhất châu lục”, ông Trường nói.

Dự án này có diện tích 5.100ha, năm 2019 được đưa vào hoạt động phục vụ Đại lễ Phật giáo thế giới và phục vụ du khách chiêm bái, tham quan, du lịch. Tháng 5/2019, chùa Tam Chúc đã đăng cai Đại lễ Vesak, có khoảng 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu Phật học… tại cả trăm quốc gia, vùng lãnh thổ và khoảng 10.000 Phật tử, người dân tham dự. Đây cũng là thời điểm khánh thành giai đoạn 1 của dự án. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2048 (xây dựng trong gần 50 năm).

Ông Trường còn đầu tư tâm sức, tiền của xây dựng 3 công trình tâm linh ngoài quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Theo thống kê ông đang là doanh nhân đạt kỷ lục về số lần và thời gian ra Trường Sa, với nhiều lần lên tàu vượt biển, khảo sát, thiết kế tham gia lập phương án thi công, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, gỗ, tượng, chuông, đồ thờ từ đất liền ra đảo.

Trùng tu, xây chùa trong đất liền đã kỳ công thì ở ngoài đảo còn gian nan, vất vả gấp nhiều lần. Thế nhưng ông cùng các cộng sự đã xây dựng, trùng tu nhiều ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa nơi biển khơi xa xôi, nắng gió. Chùa Trường Sa Lớn, chùa Sinh Tồn, chùa Nam Yết, chùa Sơn Ca, chùa Phan Vinh, chùa Song Tử Tây nay đã ngày đêm văng vẳng tiếng chuông chùa giữa bão tố phong ba.

Khi đề xuất các kế hoạch xây dựng công trình du lịch – văn hóa - tâm linh, ông Trường đều cho biết sau khi xây dựng xong, công trình này sẽ do Giáo hội Phật giáo quản lý chứ DN không kinh doanh thu lợi.

“Đại gia” giản dị

Xuân Trường được xem là một trong những doanh nhân hàng đầu Việt Nam, từng đoạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”, Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều Bằng khen, Giấy khen về những đóng góp xây dựng quê hương…. Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); sở hữu nhiều DNTN như Xuân Trường Ninh Bình, Cty CP Du lịch Hoa Lư, Khách sạn Hoa Lư, Cty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Tràng An, sân Golf Tràng An, khu du lịch hồ Đồng Chương (Ninh Bình)…

Doanh nhân Nguyễn Văn Trường.

Doanh nhân Nguyễn Văn Trường.

Thế nhưng doanh nhân này sống rất giản dị, ăn chay trường suốt nhiều năm. Ông nói ăn chay vì thấy đồ ăn chay hoàn toàn thay thế được thực phẩm thông thường và hợp với bản thân. Ông ít nói, hiếm khi xuất hiện trước truyền thông, báo chí. Kể cả với những người bạn thân thiết, ông cũng từ chối chụp hình.

Xuân Trường được biết đến đã trúng thầu và đang thi công dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chiều dài hơn 15,2km, tổng mức đầu tư 1.607 tỷ đồng, chuẩn bị gấp rút hoàn thiện, bàn giao đưa vào sử dụng. Đây được xem là tuyến đường có vai trò kết nối các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giúp Ninh Bình và Nam Định phát triển cả về kinh tế lẫn du lịch.

Dự án còn góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; giảm thiểu ùn tắc tai nạn giao thông; kết nối phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ đã và đang đầu tư; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có dự án đi qua.

Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời doanh nhân Xuân Trường là nhìn thấy mọi người có việc làm ổn định, cuộc sống được cải thiện khi các dự án ông thực hiện đi vào hoạt động. Ông tâm sự: “Có người đã đúc kết rất đúng rằng: “Đại gia cũng chỉ ăn cơm 3 bữa một ngày thôi. Cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời”. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”.

Mới đây, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch COVID-19”, Xuân Trường đã ủng hộ số tiền 112 tỷ đồng; trong đó 100 tỷ đồng đã chuyển thông qua VietinBank chi nhánh Ninh Bình tới Trung ương MTTQ Việt Nam; và 12 tỷ đồng trao Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình gồm 2 máy lọc máu, 4 máy thở, trao tặng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Ninh Bình 1 máy xét nghiệm chẩn đoán Covid-19. Theo ông Trường: “Đây là hành động thiết thực, góp phần sát cánh cùng Chính phủ và nhân dân trong cuộc chiến chống lại đại dịch”.

Hàng năm, DNTN xây dựng Xuân Trường đóng góp cho ngân sách tỉnh hàng trăm tỷ đồng, tạo công ăn việc làm có thu nhập cho nhiều người. DN này đang cố gắng nỗ lực hoạt động sản xuất cao nhất, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ kép, vừa thực hiện công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất phục vụ phát triển kinh tế.

Để tạo dựng được uy tín, thành công như ngày hôm nay, ông Trường cho hay đã phải đi nhiều nơi thực tế, vượt qua nhiều chông gai, nỗ lực học hỏi kinh nghiệm nhiều mô hình trên thế giới… Nói về bí quyết của những thành công hiện tại, ông khiêm nhường: “Những gì tôi có được ngày hôm nay phần lớn đến từ may mắn và sự nỗ lực vươn lên của cả tập thể người lao động. Sự thông minh, nhanh nhạy, bản lĩnh của người đứng đầu và sự trung thực tuân thủ các chính sách pháp luật cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của DN”.

Tháng 10/2018, Xuân Trường mua đấu giá mảnh thiên thạch “Mảnh ghép Mặt Trăng” tại Mỹ, giá 612.500 USD (khoảng 14,3 tỷ đồng), tặng cho chùa Tam Chúc.

Ông Trường còn đích thân mang ngọc xá lợi về Việt Nam, kiếm những chiếc xe cao cấp nhất chở xá lợi và cao tăng tới Ninh Bình. Nhắc lại chuyện này, ông Trường nói: “Cùng Giáo hội Phật giáo rước xá lợi Phật về thì bỏ ra hàng triệu USD cũng không tiếc, cũng thể mua được cái tâm của những người hướng Phật”.

Bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch, ông Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, ông âm thầm đứng sau tài trợ. Ông từng đầu tư 200 tỷ đồng để hoàn thiện nhà khách 5 sao mang phong cách Á Đông cổ điển với diện tích 20.000m2.

Đọc thêm

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…