Truyền thông với doanh nghiệp SME - không chỉ là vấn đề chi phí
Tốc độ tăng trưởng mạnh của mạng xã hội và internet đã ảnh hưởng lớn đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng và trở nên phổ biến. Điều đó buộc mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, thậm chí cả các hộ kinh doanh cá thể phải đầu tư cho quảng cáo trực tuyến để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, ý thức cần đầu tư cho truyền thông là một chuyện, khả năng và tiềm lực thực hiện lại là câu chuyện khác.
Câu chuyện của Eco Footprint - doanh nghiệp kinh doanh giá thể trồng cây là một ví dụ điển hình. “Tôi hiểu được tầm quan trọng của truyền thông nhưng thực sự công ty chưa có đủ nguồn lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, phần lớn là công ty truyền thông theo cách rất truyền thống, đó là dựa trên uy tín cá nhân của CEO. Đã đến lúc chúng tôi phải thay đổi để đưa công ty phát triển hơn nữa." - ông Phạm Đức Minh, Giám đốc công ty thẳng thắn chia sẻ.
Ông Phạm Đức Minh bên các sản phẩm của Eco Footprint |
Thậm chí, có trường hợp doanh nghiệp đã bỏ ngỏ truyền thông mà chỉ tập trung vào các hoạt động bán hàng trực tiếp tại cửa hàng. Đó là trường hợp của The One - doanh nghiệp chuyên cung cấp thời trang công sở cho phụ nữ. Ông Lê Huy Dũng cho biết: "Với công việc kinh doanh của The One, tôi chỉ tập trung cho các chiến dịch bán hàng và các chương trình ưu đãi, giảm giá ở chuỗi cửa hàng của mình thay vì đầu tư chi phí để truyền thông thương hiệu. Thi thoảng chúng tôi có chạy một số truyền thông báo chí phục vụ chiến dịch bán hàng nhưng nhỏ giọt và chưa có kế hoạch dài hạn.” Không riêng gì The One, rất nhiều doanh nghiệp SME cũng có cách làm truyền thông rời rạc, nhỏ lẻ tương tự.
Một số doanh nghiệp tuy có ý thức về việc đầu tư truyền thông bài bản nhưng chi phí là vấn đề nan giải với họ. Giám đốc công ty phân phối đồ điện gia dụng Vi Thiện Nhân cho biết: "Từ trước đến nay, chúng tôi tập trung vào mảng phân phối bán lẻ cho các đại lý, các cửa hàng ở các tỉnh thành trên cả nước. Bây giờ, chúng tôi muốn mở rộng quy mô truyền thông để 'đánh' tới cả phân khúc khách hàng cá nhân nên muốn truyền thông trên nhiều phương tiện khác nhau. Để làm được điều đó thì cần một khoản chi phí truyền thông khổng lồ và khiến chúng tôi thực sự đau đầu".
Doanh nghiệp nhỏ cần tên tuổi lớn đồng hành, tiếp sức
Đó cũng là lí do khiến các doanh nghiệp chọn trở thành thành viên của Cộng đồng JOY Maritime Bank – một cộng đồng kết nối khách hàng cá nhân với doanh nghiệp Việt. Tại đây, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với hơn 1.5 triệu khách hàng tiềm năng, chính là các khách hàng của Maritime Bank, cũng như xây dựng mối quan hệ và liên kết với các đối tác doanh nghiệp khác, được ngân hàng hỗ trợ những gói giải pháp về truyền thông một cách bài bản và hiệu quả.
"Chưa bàn tới những hỗ trợ đáng kể về tài chính, chỉ một thời gian ngắn tham gia, cộng đồng JOY Maritime Bank đã mở mang cho tôi và các cộng sự rất nhiều kinh nghiệm làm truyền thông, giúp chúng tôi lan toả thương hiệu qua những kênh truyền thông thời thượng như: email marketing, facebook, trên màn hình và hộp đèn tại sân bay, màn hình LED trong tòa nhà…”, ông Phạm Đức Minh, chủ doanh nghiệp Eco Footprint cho biết.
Cũng không kém phần hào hứng, ông Lê Huy Dũng, chủ doanh nghiệp The One chia sẻ: "Hôm trước, tôi có ghé thăm văn phòng của một người bạn và có cảm giác rất tự hào khi bắt gặp hình ảnh quảng cáo cho The One trong màn hình LED ở thang máy. Thú thật là khi tham gia vào Cộng đồng JOY Maritime Bank, tôi chưa thực sự hình dung được về hiệu quả mà cộng đồng sẽ đem lại và cũng không có nhiều kì vọng cho đến khi nhìn thấy quảng cáo đó, tôi đã cảm nhận được những lợi ích về sự lan tỏa thương hiệu mà Maritime Bank đã đem lại cho doanh nghiệp của tôi”.
Chủ doanh nghiệp Vi Thiện Nhân cũng chia sẻ: "Cộng đồng JOY Maritime Bank đang tiếp sức cho chúng tôi trên hành trình mở rộng phân khúc khách hàng, chinh phục thị trường chúng tôi chưa bao giờ chạm tới và góp phần lan tỏa tên tuổi thương hiệu".