Doanh nghiệp liên kết rồi... 'bỏ chạy', hàng trăm hộ dân trồng sả 'ôm nợ'

Người dân trồng sả ôm nợ vì doanh nghiệp không thu mua như cam kết. Ảnh: PV
Người dân trồng sả ôm nợ vì doanh nghiệp không thu mua như cam kết. Ảnh: PV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng trăm hộ dân ở 2 xã miền Tây huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ký hợp đồng liên kết với một doanh nghiệp cung cấp giống và phân bón trồng cây sả dược liệu. Đến nay, quá kỳ thu hoạch nhiều tháng nhưng doanh nghiệp liên kết bao tiêu đã “bỏ chạy”, người dân lo lắng thiệt hại đủ đường.

Theo phản ánh của người dân ở 2 xã Kỳ Tây và Kỳ Lạc của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, vào cuối năm 2022, Công ty TNHH dược liệu Trương Dương (trụ sở đóng ở tỉnh Thanh Hóa) về ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây sả chanh dược liệu với các hộ dân. Theo cam kết giữa hai bên, người dân mua cây sả giống của Cty Trương Dương để trồng, đến kỳ thu hoạch thì công ty sẽ thu mua tất cả sản phẩm.

Từ tháng 3/2023, các hộ dân ký hợp đồng bắt đầu trồng sả, bà con đổ sức người, sức của chăm bón đúng các quy trình để có sản phẩm tốt nhất cung cấp cho công ty. Nhưng đến nay, cây sả đã quá kỳ thu hoạch hơn 3 tháng nhiều vườn sả đã lụi tàn nhưng phía Công ty Trương Dương không về thu mua.

Hàng trăm hộ dân ở 2 xã Kỳ Tây và Kỳ Lạc huyện Kỳ Anh trồng sả liên kết với Công ty Trương Dương nhưng doanh nghiệp này không thu mua sản phẩm khiến cây sả lụi tàn và chết dần. Ảnh: PV

Hàng trăm hộ dân ở 2 xã Kỳ Tây và Kỳ Lạc huyện Kỳ Anh trồng sả liên kết với Công ty Trương Dương nhưng doanh nghiệp này không thu mua sản phẩm khiến cây sả lụi tàn và chết dần. Ảnh: PV

Bà Trần Thị Khoát ở thôn Trung Xuân, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh cho biết: “Gia đình tôi ký hợp đồng trồng sả với Công ty Trương Dương và mua cây giống của họ với giá 14.000 đồng/kg về trồng trên diện tích khoảng 2 sào. Tuy nhiên, đến nay công ty không về thu mua như cam kết bao tiêu nên cây sả bắt đầu lụi tàn và chết dần. Nếu không bán được sớm thì gia đình sẽ thiệt hại về vốn đầu tư và công chăm sóc”.

Cũng theo bà Khoát, trước đó công ty này về làm việc với người dân để liên kết trồng sả họ cam kết thu mua từ 2.800 đồng/kg, người dân tính toán với giá này cây sả sẽ có lợi nhuận cao hơn so với các loại cây trồng khác nên đã bắt tay liên kết.

Bà Trần Thị Khoát lo lắng cây sả không có nơi tiêu thụ khi doanh nghiệp liên kết "bỏ chạy". Ảnh: PV

Bà Trần Thị Khoát lo lắng cây sả không có nơi tiêu thụ khi doanh nghiệp liên kết "bỏ chạy". Ảnh: PV

Còn hộ ông Trần Tương Lai, ở thôn Hồng Xuân, xã Kỳ Tây cho biết: “Sau khi liên kết, người dân chúng tôi bỏ tiền triệu mua giống (nhà ít 1 triệu đồng nhà nhiều 2-3 triệu đồng) về trồng chăm sóc 6-7 tháng nay, bây giờ công ty bỏ chạy không về thu mua, người dân thiệt hại nặng. Mong muốn của người dân bây giờ là các cơ quan chức năng quan tâm, hỗ trợ bà con trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ cây sả”.

Bà Hoàng Thị Ái Sa, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Tây cho biết, toàn xã có hơn 80 hộ ký hợp đồng trồng sả dược liệu với Công ty Trương Dương, mỗi hộ trồng từ 1 - 2 sào. Sau khi bà con phản ánh lên xã Kỳ Tây về vấn đề bị doanh nghiệp thất hứa, xã đã gửi văn bản cho Công ty Trương Dương theo địa chỉ trong hợp đồng, với nội dung yêu cầu họ thực hiện cam kết thu mua sả.

Nhưng sau đó, xã nhận được điện thoại của nhân viên bưu điện thông báo, phía Công ty Trương Dương luôn đóng cửa, không có người nhận thư nên phải chuyển trả lại thư cho bên gửi, điện thoại cũng không liên lạc được.

Ông Trần Tương Lai ngán ngẫm, sau liên kết trồng sả với doanh nghiệp, người dân "ôm nợ". Ảnh: PV

Ông Trần Tương Lai ngán ngẫm, sau liên kết trồng sả với doanh nghiệp, người dân "ôm nợ". Ảnh: PV

Bà Nguyễn Thị Hiên, Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc cho biết, địa phương chỉ có chủ trương thống nhất về liên kết với doanh nghiệp, còn về hợp đồng thì phía công ty ký trực tiếp với người dân theo từng tổ hợp tác. Hiện trên địa bàn xã Kỳ Lạc có 10ha trồng cây sả của người dân liên kết với Công ty Trương Dương đều chưa được thu mua.

Theo lãnh đạo UBND huyện Kỳ Anh, trước khi doanh nghiệp về liên kết với dân để trồng sả các xã này có báo cáo lên huyện. Qua tìm hiểu, lúc đầu vào doanh nghiệp làm bài bản nhưng sau do khó khăn thị trường nên doanh nghiệp này "bỏ chạy".

Để giúp người dân trồng sả thu hồi vốn, UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với các xã đã liên hệ với các đầu mối trong tỉnh tiêu thụ. Tuy nhiên, sản phẩm không tiêu thụ được hết vì sả này “kén” thị trường hơn vì chỉ làm sả dược liệu.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.