Điều 'kỳ diệu' khai lộ trong Di sản Hoàng thành Thăng Long

Di tích Hoàng thành Thăng Long còn rất nhiều di tích, di vật lịch sử cần được khai quật và nghiên cứu.
Di tích Hoàng thành Thăng Long còn rất nhiều di tích, di vật lịch sử cần được khai quật và nghiên cứu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những tháng đầu năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật khu vực chính điện Kính Thiên, qua đó đã tìm thấy được nhiều di tích, di vật quý hiếm và ngày càng khai lộ nhiều điều về Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới.

Chia sẻ với báo chí, PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, cuộc khai quật đầu năm 2021 tại khu vực chính điện Kính Thiên đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá... Đây là các loại vật liệu xây dựng Hoàng thành Thăng Long, đồ dùng sinh hoạt Hoàng cung thời kỳ Thăng Long và một số ít thuộc thời tiền Thăng Long.

Trong các di vật năm nay, đáng chú ý có 2 loại di vật khá đặc sắc gồm: Chậu/thống đất nung cao 55cm, đường kính miệng 120cm; ngoài vành miệng có trang trí hoa sen, hoa mai và liên châu. Đây có thể là chiếc chậu đất nung có kích thước lớn nhất còn khá nguyên vẹn thuộc thời Trần. 

Thứ hai là mảnh mô hình kiến trúc tráng men xanh, men vàng thời Lê sơ, mô hình này còn một phần. Các dấu tích còn lại cho thấy đây có thể là mô hình một kiến trúc có nhiều tầng mái. Phần còn lại chưa cho phép hình dung tổng thể của kiến trúc này nhưng lại cung cấp nhiều chi tiết quan trọng của một kiến trúc thời Lê sơ như cấu trúc một phần mái ngói, các cấu kiện đấu củng, độ cong của góc đao và lá mái, cấu kiện gỗ đỡ diềm mái, đầu dư chạm rồng, lần đầu tiên cung cấp một số chi tiết quan trọng của kiến trúc cung đình thời Lê sơ, dù chỉ ở mức độ mô hình. Bởi hình thái kiến trúc Lê sơ là một dấu hỏi rất lớn cho giới nghiên cứu lịch sử kiến trúc cổ truyền Việt Nam khi các kiến trúc thời Lê sơ trên mặt đất đã không còn.

Về mặt giá trị và thảo luận, cuộc khai quật khảo cổ học năm 2021 đã phát nhiều tư liệu mới tiếp tục góp phần hiểu sâu thêm di tích của Hoàng thành Thăng Long qua hàng nghìn năm lịch sử. Qua đó tiếp tục hiểu sâu sắc thêm giá trị của di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Cuộc khai quật đã tiếp tục xuất lộ tầng văn hóa dày 4,5m và có đầy đủ các lớp văn hóa từ thời Đại La đến thời Nguyễn. Điều đó nói nên tính thống nhất của tầng văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong toàn bộ khu vực đã được giới nghiên cứu xác định một cách tương đối về vị trí và quy mô của Hoàng thành Thăng Long và thành Hà Nội tại khu vực trung tâm của quận Ba Đình ngày nay.

Đặc biệt, các di tích trong hố khai quật xuất lộ từ sớm đến muộn. Từ những di tích mộ táng thời tiền Thăng Long ở tầng sâu nhất địa tầng Thăng Long cho thấy có dấu tích cư trú của con người khá sớm, ít nhất từ khoảng thế kỷ IV-VI, trước thời kỳ Đại La... 

Theo PGS. TS Nguyễn Trung Tín, cứ mỗi một năm qua các cuộc khai quật chúng ta lại thêm tìm được thêm nhiều chi tiết mới. Những di tích trên thế giới như Hoàng thành Thăng Long đều phải nghiên cứu mất 200 đến 300 năm mới hoàn thiện. Nhưng chúng ta mới nghiên cứu được trên dưới 10 năm, song giá trị đã trở thành di sản của thế giới. Đây là một điều vô cùng trân quý và cho thấy giá trị, ý nghĩa to lớn của di sản.

Nhìn chung qua cuộc khai quật có nhiều điều về Hoàng cung Thăng Long ngày càng rõ thêm nhưng cũng có nhiều câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, tìm các chứng cứ chứng minh hoặc các minh giải, gợi ý của các nhà khoa học. Cũng có những điều cần phải nghiên cứu lâu dài. Cho dù vậy thì cuộc khai quật tiếp tục cho thấy lòng đất trung tâm Thăng Long - Hà Nội luôn giàu có các di tích, di vật mới mẻ phong phú và đôi khi gây bất ngờ hấp dẫn, thú vị. Các cuộc khai quật hàng năm sẽ từng bước, từng bước cho phép chúng ta tiếp cận ngày một rõ hơn, đầy đủ hơn về một Thăng Long hoa lệ nghìn năm, di sản thế giới của Việt Nam và nhân loại. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.