Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn, từ ngày 15/7, thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH. Dự kiến ngày 1/8, các trường ĐH công bố kết quả trúng tuyển.
Năm nay, các trường đại học, cao đẳng sẽ lấy 70% chỉ tiêu khi xét tuyển nguyện vọng một. Thời gian đăng ký xét tuyển của đợt một dự kiến là 20 ngày, sau đó, các trường sẽ công bố danh sách trúng tuyển. Những thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được xét nguyện vọng bổ sung.
Trong 20 ngày của thời gian đăng ký xét tuyển, các em được phép thay đổi nguyện vọng đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác. Để thuận lợi cho việc rút hồ sơ, cũng như đăng ký vào các trường khác, Bộ GD&ĐT quy định 3 ngày một lần các trường phải công bố công khai danh sách học sinh đăng ký xét tuyển vào trường theo trật tự từ cao xuống thấp của kết quả thi.
Điểm đầu tiên thí sinh cần cân nhắc là lựa chọn ngành, trường phù hợp để đảm bảo khả năng trúng tuyển cao nhất: Căn cứ kết quả thi của mình, thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển vào các ngành của trường ở những năm trước để quyết định chọn trường, ngành phù hợp.
Hiện nay, nước ta có hơn 400 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Một ngành chuyên môn có thể được đào tạo ở nhiều trường với mức điểm xét tuyển rất khác nhau, nên thí sinh có nhiều cơ hội để lựa chọn được ngành yêu thích của mình. Thí sinh phải cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định rút hồ sơ để nộp vào trường khác hay quyết tâm “bám trụ”, nhất là khi điểm thi của mình không thực sự vượt trội trong số những người cùng đăng ký vào ngành. Những bạn chọn được nhiều ngành phù hợp nguyện vọng của mình trong một trường, sẽ dễ dàng hơn trong quyết định “rút“ hồ sơ hay “bám trụ” và cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nếu chưa trúng nguyện vọng một, thí sinh có thể được xét các nguyện vọng bổ sung, lưu ý thời gian như sau:
Đợt một nhận hồ sơ từ 25/8 đến 15/9, công bố điểm chuẩn trước 20/9.
Đợt hai nhận hồ sơ từ 20/9 đến 5/10, công bố điểm chuẩn trước 10/10.
Đợt ba nhận hồ sơ từ 10/10 đến 25/10, công bố điểm trúng tuyển trước 31/10. Đợt bốn nhận hồ sơ từ 31/10 đến 15/11, công bố điểm trúng tuyển trước 20/11.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng khối thi, Bộ sẽ xác định và công bố điểm sàn đối với từng khối thi. Điểm sàn không nhân hệ số. Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn.
Do đó, thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, điểm sàn sẽ không thay đổi một cách đột biến so với năm trước vì điểm sàn đại học đã ổn định nhiều năm nay. Do đó, thí sinh yên tâm về điểm sàn đại học năm nay.
Thế nào là điểm sàn, ngưỡng xét tuyển, điểm chuẩn
Điểm sàn : hay còn gọi là ngưỡng chất lượng đầu vào là ngưỡng tối thiểu mà các trường ĐH, Cao đẳng làm cơ sở tuyển sinh, từ đó các trường không được phép tuyển thí sinh có kết quả thi thấp hơn ngưỡng chất lượng đầu vào. (Ví dụ: Điểm thí sinh + Điểm công ưu tiên mà nhỏ hơn điểm sàn thì thí sinh không được xét tuyển) và một lưu ý đó là điểm sàn không áp dụng với học sinh xét tuyển bằng học bạ.
Ngưỡng xét tuyển: Là mức điểm các Trường Đại học, cao đẳng sẽ công bố trước ngày 15/07. Đây là mức điểm làm cơ sở thí sinh biết mình có đủ điều kiện để đăng ký nguyện vọng vào trường hay không. Từ đó quyết định thay đổi nguyện vọng hay không.
Ngưỡng xét tuyển luôn luôn lớn hơn hoặc bằng (>=) điểm sàn. Ví dụ ngưỡng xét tuyển một trường đưa ra là 18 tức là thí sinh có mức điểm dưới mức 18 thì không được xét tuyển vào trường.
Học sinh cần cẩn thận với ngưỡng xét tuyển các trường đưa ra vì nhiều trường đưa ra ngưỡng xét tuyển khá thấp trong khi điểm chuẩn thực tế lại cao hơn nhiều. Nhất là các trường top đầu.
Điểm chuẩn : Là mức điểm được đưa ra sau khi thí sinh đã chốt nguyện vọng (tức là sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng). Điểm chuẩn theo quy định sẽ công bố trước 1/8/2017. Điểm chuẩn chính là mức điểm từ đó thí sinh biết mình đỗ hay trượt.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu