Đi tìm nhục thân thiền sư Từ Đạo Hạnh

 Chùa Thầy.
Chùa Thầy.
(PLO) - Trong 3 pho tượng Phật, Thánh, Vua của thiền sư Từ Đạo Hạnh ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), pho tượng nào chứa nhục thân thiền sư? Hỏi khắp nơi cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Gần 1.000 năm đã đi qua, chuyện về vị thiền sư nổi tiếng này vẫn thấm đẫm huyền thoại.   

Hài cốt của thiền sư Từ Đạo Hạnh ở đâu?

Chùa Thầy là vùng đất địa linh nhân kiệt, có kiến trúc “tiền Phật, hậu Thánh”. Ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải Am, nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Phần chính của chùa Thầy gồm 3 tòa song song gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Tương truyền, động Phật Tích ở sau chùa là nơi Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

Chùa Thầy có tới 3 pho tượng Từ Đạo Hạnh. Một được đặt tại nhà tổ, một ở bàn thờ chính và một đặt trong khám thờ tại điện Thánh. Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh kiếp vua bằng đồng, kiếp phật bằng gỗ, còn bức tượng thiền sư kiếp thánh làm bằng gỗ bạch đàn, chân tay có khớp nối có thể cử động được. Trong đó, pho tượng Từ Đạo Hạnh ở kiếp thánh được làm theo hình thức tượng rối đặt trong khám thờ là đáng chú ý hơn cả.
Trong chùa Thượng (còn gọi là điện Thánh), chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng. Tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng, được làm vào thời nhà Trần. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu.
Bên phải chùa Thượng là tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh ở kiếp vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng.
Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp thánh (Thánh Láng), ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn là Tuần phủ Sơn Tây Cao Xuân Dục đến thăm chùa thấy vậy nói rằng “Thánh thì không phải chào ai cả”, nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên.
Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rất đẹp. Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành một cái hõm rất lớn.
Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh
 Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh
Trong 3 pho tượng 3 kiếp phật, thánh, vua của thiền sư Từ Đạo Hạnh ở chùa Thượng, pho nào có nhục thân của thiền sư ở bên trong? Phóng viên đã mang câu hỏi này hỏi những nhà tu hành, những người làm việc tại chùa và những người bán hàng quanh chùa nhưng mọi người đều trả lời cả 3 pho tượng đều không có nhục thân thiền sư. Không ai biết hài cốt của thiền sư Từ Đạo Hạnh ở đâu. Mỗi người kể câu chuyện về chùa Thầy theo thông tin mình góp nhặt được.
Thấm đẫm huyền thoại
Theo Phật lục ghi: “Chùa Phật Tích có khám thờ tổ đệ nhất bó cốt làm tượng...”. PGS Nguyễn Lân Cường cho rằng, như vậy việc bó cốt làm tượng theo phương thức “tượng táng” (mà theo Phật giáo gọi là “nhục thân”) đã có từ thế kỷ XII ở Việt Nam. Và thi hài thiền sư Từ Đạo Hạnh vẫn được xác định là pho thiền táng, tượng táng sớm nhất của Việt Nam vào thế kỷ XII. Vậy hài cốt nhà sư ở đâu, đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Gần 1.000 năm đã đi qua, chuyện về vị thiền sư nổi tiếng này vẫn thấm đẫm huyền thoại. Ngay đến ngày Từ Đạo Hạnh viên tịch cũng mang đầy màu sắc ly kỳ.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Nhâm Thìn, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 3, 1112, bấy giờ vua Lý Nhân Tông tuổi đã nhiều mà chưa có con trai nối dõi, xuống chiếu chọn con của tông thất để lập làm con nối. Em vua là Sùng Hiền hầu (không rõ tên) chưa có con trai. Gặp lúc nhà sư núi Thạch Thất là Từ Đạo Hạnh đến chơi nhà, hầu nói với Đạo Hạnh về việc cầu tự.
Đạo Hạnh dặn rằng “Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì phải báo tôi biết trước”. Rồi Đạo Hạnh cầu khẩn với sơn thần, 3 năm sau phu nhân có mang, sinh con trai là (Lý) Dương Hoán...”.
Phu nhân Sùng Hiền hầu là Đỗ thị có mang, đến khi trở dạ mãi không đẻ được. Hầu nhớ lại lời dặn của Đạo Hạnh, sai vội đến báo. Đạo Hạnh vội thay quần áo chạy vào hang núi trút xác mà chết. Phu nhân liền sinh con trai, tức là Dương Hoán…
 Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh
Lý Dương Hoán được vua Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi và truyền ngôi cho ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), trở thành vua Lý Thần Tông. Ngày 26 tháng 9 năm 1138, Lý Thần Tông qua đời ở điện Vĩnh Quang, ở ngôi 10 năm, thọ 22 tuổi. Người xưa cho rằng vì Lý Nhân Tông không có con nên Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu để duy trì sự nghiệp của nhà Lý.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép như sau: “Năm 1136 vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ ban cho Minh Không. Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này”.
Đầu thế kỷ 17, chùa Thầy được trùng tu, mở rộng. Theo phong thủy, chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu (đầu rồng). Trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao rồng). Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Chùa Thầy có một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của con rồng trước trồng hai cây gạo nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.