(PLO) - Thiền sư Từ Đạo Hạnh là vị danh tăng nổi tiếng, mở đầu cho tín ngưỡng thờ “thánh Tổ” ở Việt Nam. Thánh tổ là các vị sư cuộc đời có nhiều kì bí linh thiêng, sau khi viên tịch được nhân dân dựng đền thờ riêng hoặc lập nơi thờ ở sau điện Phật.
(PLO) - Đi trên quốc lộ 32, qua cầu Phùng một đoạn, nhìn về bên phải, du khách sẽ lần lượt gặp 3 tấm biển chỉ dẫn rất lớn đề: “Di tích quốc gia đặc biệt. Đền Hát Môn, xã Hát Môn (thờ Hai Bà Trưng)”.
(PLO) -Đất Hoằng Hóa của Thanh Hóa, nổi danh là vùng đất học nức tiếng của xứ được mệnh danh “Đất của vua, nhà của chúa”, bên cạnh những văn nhân như Lương Đắc Bằng, Nguyễn Quỳnh… hẳn không thể không kể đến một danh tướng nức tiếng thời Lý mà cuộc đời, sự nghiệp của ông có ảnh hưởng lớn tới nghiệp đế của dòng vua đất Kinh Bắc.
(PLO) - Những năm gần đây, dư luận xôn xao xung quanh ngọn núi Giộc Đâu thuộc thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) được cho là nơi giao thoa giữa đất và trời (hay gọi là Cổng Trời). Theo người dân, đây là nơi cực kỳ linh thiêng, có thể cầu gì được nấy.
(PLO) - Trước và sau khi kết thúc lễ hội đều có mưa lớn, kiệu bay, đoàn người khiêng kiệu phải chạy theo, thậm chí là đu bám nhưng vẫn không hề ngã. Đó là những hiện tượng tâm linh mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp nào thỏa mãn về đền Tân La và Lễ hội đền Tân La tại thôn Đoàn Thượng, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên.
(PLO) -A la hán chỉ là phiên âm từ tiếng Phạn Arahat. Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng. 18 vị La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(PLO) - Thứ nhất, khi nói về thái độ, cách ứng xử với hiền tài của Lê Thánh Tông thì điều đầu tiên có lẽ nên nhắc tới đó là bản thân Lê Thánh Tông vốn là một người tài đức. Các nhà viết sử nổi tiếng xưa nay đều nhắc tới điều này.
(PLO) - Chiều 5/2, nhằm mùng 9 âm lịch, người dân trong thôn Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội đã nô nức tham dự Lễ hội lâu đời rất độc đáo 'Con đĩ đánh Bồng'.
(PLO) -Nhân vật có những điều khá lý thú nhưng ít được sử sách nhắc tới này là Bảng nhãn Nhữ Trọng Thai (?-?) còn có tên khác là Nhữ Trọng Đài, người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, Hải Dương).
(PLO) -Hồ Hán Thương là hoàng đế thứ 2 và cũng là vị vua cuối cùng của vương triều Hồ. Ở ngôi trong thời gian ngắn, thông tin về thân thế, hậu vận của vị vua này còn nhiều điều chưa sáng tỏ; tuy nhiên, có những điều lý thú về vị vua này chúng ta nên biết đến...
(PLO) -Trong nền văn học cổ trung đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm viết về người vợ với tình cảm sâu đậm và rất nghĩa tình, trong đó có đề tài khóc vợ. Điều ngạc nhiên là trong hơn 100 vị đế vương nước Việt, có những vị vua dù đủ cả“tam cung lục viện” nhưng vẫn dành tình cảm sâu nặng cho một người đẹp. Mạc Thái Tông là một vị vua như vậy.
(PLO) - Lẽ thường của chế độ phong kiến nước Nam ta, các vị vua có “Tam cung, lục viện” được lấy làm lệ thường, riêng Hậu thì chỉ lập một. Ấy nhưng các vua nhà Hậu Lý (1009 - 1225) thì không thế....
(PLO) - Tục cấp sắc của người Dao là một nghi thức tín ngưỡng quan trọng, bắt buộc người đàn ông Dao phải thực hiện để khẳng định việc họ đã trưởng thành. Ở huyện Bắc Quang (Hà Giang), tục lệ này vừa mang màu sắc huyền bí, nhuốm màu tâm linh, vừa thể hiện sự hội tụ tinh hoa văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
(PLO) -Lý Thái Tổ - Vị vua sáng lập vương triều Lý - là một nhân vật có nhiều điều bí mật mà sử sách chưa thể khám phá cho tỏ tường, từ xuất thân mờ ảo cho đến những giai thoại, truyền thuyết ly kỳ về điềm báo “mệnh đế vương”.
(PLO) -Mãi ngày cuối cùng ở đảo Santorini, tôi mới dự định vào làng Pyrgos. Nếu như các làng Oia, Fira, Imerovigli và Firostefani khá giống nhau về mặt địa hình và phong cách với những ngôi nhà mái xanh nằm dọc vách đá cheo leo trông xuống vụng biển, đường làng đôi khi ngang bằng với sân thượng và chỉ một bước từ đường cái là đã đứng trên đỉnh đầu nhà người thì Pyrgos lại khác biệt hoàn toàn. Nó cũng nằm tận chóp núi như Thera cổ xưa.
(PLO) - Bị “điều tiếng” suốt gần nửa thế kỷ, hầu đồng đã có bước hồi sinh cực kỳ ngoạn mục khi trở thành Di sản văn hóa UNESCO. Nhưng, nửa kia của sự hồi sinh ấy lại là nỗi lo của giới nghiên cứu về những hệ lụy đi kèm với hình thức diễn xướng văn hóa - tâm linh này khi giới 'đồng đua, đồng đú" nghĩ rằng “tốt lễ dễ kêu”.
(PLO) -Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật dùng các “mật ngữ” của chư Phật làm phương tiện tu hành. Mật tông sở hữu một lượng pháp khí phong phú, được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, tạo hình sâu sắc, mỗi loại pháp khí mang một hàm nghĩa tôn giáo khác nhau, mang đậm màu sắc thần bí, huyền thoại…