Đi tìm kho báu - Những chuyện có thật hơn 30 năm trước

Tác giả bên bức ảnh “Rồng đen”
Tác giả bên bức ảnh “Rồng đen”
(PLO) - Cuối 1984, đoàn chúng tôi sang Nhật. Trước khi đi, một người Nhật dặn chúng tôi: ở Nhật, nếu có ai hỏi người nước nào thì cứ nói là người Hàn Quốc… Cảm giác háo hức ban đầu thay bằng một cơn sốc tinh thần. Sao lại phải thế? Tôi kìm nén cảm giác uất nghẹn… Sau này, trên đất Nhật, có người hỏi, tôi đều trả lời: người Việt Nam - Hà Nội.

 Kỳ 4 - Đột nhập đại bản doanh “Rồng đen”

Nghỉ một ngày, hôm sau chúng tôi đi tham quan việc trục vớt con tàu Nakhimop dưới thời Nga Sa Hoàng bị đắm năm 1905 tại eo biển giữa Nhật Bản và Triều Tiên. 

Phương pháp trục vớt Nakhimop khá đơn giản. Khi đã thổi hết lớp cát phủ bên trên con tàu, các thủy thủ đưa máy hút hiện vật lên, làm vệ sinh sạch sẽ, phân loại sơ bộ… Nhìn đồ vật gần như nguyên vẹn, nhất là số đồ vật bằng kim loại.

Tôi ngạc nhiên hỏi một người Nhật đứng cạnh: “Con tàu bị chôn vùi dưới đáy biển không dưới 80 năm, sao các đồ vật không bị han gỉ, hư hỏng nhiều”. Người Nhật trả lời: “Vì bị đắm dưới biển sâu, lại bị 1 lớp cát dày che phủ nên không bị ô xy hóa hoặc muối biển ăn mòn, đồ vật gần như nguyên vẹn”.

“Rồng đen”

Trở về khách sạn chúng tôi được thông báo: “Có một ngoại lệ dành cho đoàn Việt Nam: ngài chủ tịch tập đoàn hàng hải Nhật Bản Sasakaoa tiếp đoàn vào ngày mai”. Buổi tối, một người Nhật trong đoàn đàm phán rỉ tai tôi: “Có thể nói đây là một vinh dự, vì ngài chủ tích rất ít khi tiếp khách nước ngoài”.

Bước chân vào đại sảnh tổng hành dinh Tập đoàn, đặc biệt ấn tượng với tôi là bức đại bình phong dựng sừng sững phía sau ngài chủ tịch. Trên đó, nổi lên hình một con rồng đen cực kỳ sống động, uy mãnh. Có thể nói, một may mắn và hạnh phúc trong đời tôi là lúc đó lại nhanh trí nhờ được một người Nhật chụp cho bức ảnh “Rồng đen” (nay vẫn còn giữ). Sau này khi lật lại hồ sơ cũ, tôi mới biết rằng Hắc Long (Rồng đen) là một tổ chức có thế lực, khét tiếng ở Nhật. Họ từng có mặt ở miền Nam Việt Nam từ trước 1975. 

Tác giả bên con tàu trước chuyến hải trình về Việt Nam
Tác giả bên con tàu trước chuyến hải trình về Việt Nam

Chủ tịch tập đoàn là một người cực kỳ giàu có, có thế lực ở Nhật Bản. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông được Nhật cử sang Italia thuyết phục Mutsolini đầu hàng đồng minh. Khi chiến tranh kết thúc, ông lập một tập đoàn hàng hải và hoạt động khắp thế giới.

Ông có một bảo tàng hàng hải tư nhân đồ sộ ở Tokyo, một trong những hiện vật được ông trân trọng như báu vật là phòng trưng bày những bức ảnh ông chụp chung với nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới, nhưng chưa có ảnh chụp với nguyên thủ Việt Nam. Đây là một tâm nguyện dang dở đau đáu của ông chủ tịch tập đoàn mà theo ông ta nói: nếu được chụp ảnh chung với nguyên thủ Việt Nam, sẽ ủng hộ Việt Nam 300 triệu USD.

Đây là một nhân vật cực kỳ bí hiểm. Có người nói ông là một tình báo cỡ bự của Nhật Bản, người lại bảo ông là trùm xã hội đen, hoặc trùm băng đảng thế giới ngầm “Rồng đen”. Sasakawa là bạn nối khố của Kodama, trùm xã hội đen Nhật từng được Nhật Hoàng huy động tham gia chiến dịch Hoa Huệ Vàng - vơ vét, canh giữ, vận chuyển vàng bạc châu báu của 12 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á về Nhật thời kỳ thế chiến 2. Vì vậy, Sasakawa biết rõ địa điểm chôn cất vàng.

Thế lực mạnh

Hai tuần ở thăm Nhật Bản, khi chúng tôi chuẩn bị về nước thì nhận được đề nghị của bạn: cử hai người Việt Nam ở lại, về sau cùng với đoàn thủy thủ Nhật bằng tàu biển. Tôi và anh Triều (Bộ GTVT) ở lại. Vài hôm sau, ông Tony đưa hai chúng tôi đến cơ quan xuất nhập cảnh làm thủ tục gia hạn visa và thay đổi phương tiện về Việt Nam. Ở cơ quan xuất nhập cảnh, hồ sơ đề nghị của Tony bị gạt ra với thái độ gay gắt. Tony trấn an tôi: “Cứ yên tâm, mọi việc sẽ đâu vào đó ngay thôi”.

Ông ta gọi cho ai đó. Khoảng 30 phút sau mọi việc thay đổi hẳn. Cơ quan xuất nhập cảnh mời chúng tôi vào giải quyết nhanh gọn với thái độ tận tình, vui vẻ. Trên đường về, Tony cho biết: ông đã gọi điện cho ngài Sasakawa báo cáo sự việc. Ngài Sasakawa đã điện cho ông Abe, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản (và là cha đẻ của thủ tướng Nhật Abe hiện nay) và mọi việc được giải quyết một cách nhanh chóng. 

Là người có thế lực và giàu có nhưng ông Sasakawa lại có cuộc sống khá đạm bạc. Thời gian ở Nhật, trước khi đi thăm quan việc trục vớt tàu Nakhimop, ông Sasakawa mời đoàn Việt Nam dùng bữa trưa. Trong phòng ăn lớn, bài trí đẹp mắt, thức ăn được dọn ra, mỗi suất ăn chỉ có một đĩa salat, 3 lát bánh mì và bơ. Ông Sasakawa ăn có vẻ ngon miệng, động tác cuối cùng là dùng một lát bánh mì, vét sạch bơ trên đĩa thức ăn, không bỏ sót lại một tý gì. Động tác này đã gây ấn tượng mạnh với tôi. Tôi chợt nghĩ đến người Việt Nam mình sao phung phí thế.

Hải trình bí ẩn

Chúng tôi rời Tokyo về Việt Nam trên một con tàu nhỏ chuyên dụng cùng khoảng 30 thủy thủ, kỹ sư, thợ lặn là người Nhật Bản. Có điều lạ là tàu âm thầm rời bến vào một buổi tối có tuyết rơi, khá lạnh. Khoảng nửa đêm, con tàu tắt hết đèn neo lại ở một hòn đảo nhỏ. Tất cả như có vẻ gì đó bí mật và bí ẩn.

Tại sao? Với thế lực của ngài chủ tịch tập đoàn hàng hải Nhật Bản thì có điều gì phải lo sợ. Lực lượng nào đủ mạnh để uy hiếp ngài? Đến bây giờ, sau hơn 30 năm câu hỏi này vẫn cứ luẩn quẩn trong tôi. Sáng sớm hôm sau, con tàu tiếp tục hải trình. Với tôi, không gì buồn bằng đi tàu biển. Mênh mông nước, bốn bề đều là nước, thỉnh thoảng cũng nhìn thấy một vài con tàu đi lại phía xa xa. Có lẽ, con tàu kia khi đỗ ở cảng thì đồ sộ, sừng sững lắm thế mà khi ra biển, thật nhỏ nhoi, bồng bềnh như chiếc lá. 

Trên tàu, các thủy thủ Nhật Bản mang theo một lồng chim, trông con chim gần giống như chim bồ câu. Người ta chăm sóc nó rất cẩn thận. Sáng ngày thứ năm, một thủy thủ cho chim ăn, do một chút sơ ý, con chim bay vụt ra. Thấy vậy, nhiều thủy thủ hốt hoảng. Nhìn nét mặt biến sắc của mọi người, tôi linh cảm có điều chẳng lành. Nhìn ra biển, xám xịt, một cánh chim nhỏ bé chao nghiêng vội vã. Nhiều người nghĩ đến một điểm gì đó không hay. Tàu chạy trên biển đến chiều ngày thứ năm thì bỗng trời chuyển gió, mây đen kéo đến ngùn ngụt.

Và gió, gió mỗi lúc một mạnh. Bão biển. Biển giận dữ gầm lên. Những con sóng cao ngất sầm sập đổ xuống. Trời tối dần. Bỗng, một tiếng động rất lớn. Con tàu nghiêng hẳn về một bên. Nước bắt đầu tràn vào. Hoảng hốt, tôi lao ra cửa nhưng không hiểu chuyện gì xảy ra, cũng không biết chạy đi đâu. Đúng lúc đó, một thủy thủ Nhật chạy đến. Anh cho biết: tàu đang gặp nạn và chỉ cho tôi con thuyền cứu sinh. Anh nói thêm: sẵn sàng lao xuống biển khi có lệnh.

Trong những phút hiểm nghèo này tôi bỗng nhớ một thời trận mạc. Nhưng ít nhất trong lúc bom đạn xé toạc bầu trời, tiếng rít ghê rợn của pháo bầy, tiếng gầm rú của xe tăng, người lính như tôi còn biết phải làm gì, chạy đi đâu? Ngược lại ở đây, hoàn toàn bị động. Cũng biết, trong hoàn cảnh này, những người đi biển thường làm là viết mấy lời gửi vào biển cả.

Tôi liền tìm một vỏ chai nhựa, viết vội vài dòng với tâm nguyện một ngày nào đó, vợ con tôi sẽ nhận được những dòng chữ cuối cùng của chồng, của cha. Nhưng viết cái gì đây? Chính trong khoảnh khắc ấy đã giúp tôi hiểu rằng: trên đời này tôi thương ai nhất, yêu ai nhất? Trong tôi chỉ có hình bóng hai đứa con…

Sáng, trời thương chúng tôi. Tàu sửa chữa xong cũng là lúc bão tan. Trời yên biển lặng. Theo hải trình, mất 9 ngày từ Tokyo về Quy Nhơn. Chiều ngày thứ 8, chúng tôi gặp một con thuyền nhỏ. Từ xa thấy họ vẫy gọi. Đến gần, chúng tôi mới biết đó là thuyền chở người vượt biên tỵ nạn. Nhìn những gương mặt vô hồn, đói, khát và vô vọng… tôi thấy xốn xang đau nhói trong lòng.

Chiều tối hôm sau, tôi đã nhìn thấy ánh đèn trên đất liền. Thuyền trưởng cũng thông báo tàu sắp cập cảng. Tôi cũng không biết tả lại cảm xúc của mình lúc ấy thế nào nhưng rõ ràng là một sự xúc động nghẹn ngào. Đất mẹ đây rồi, vợ và hai đứa con đang chờ đợi tôi…Tôi lên bờ, bước chân vẫn chông chênh như đi trên biển. Nhìn cái gì cũng thấy đẹp và đáng yêu…/.

Đọc thêm

Hiệu quả chính sách phát triển kinh tế số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.

Hơn 730 dự án đang hoạt động tại các KCN - KCX Hà Nội

Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long, có địa chỉ tại lô J1-J2 (khu công nghiệp Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh,TP. Hà Nội)
(PLVN) - Nhiều năm qua, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của Hà Nội luôn tạo giá trị bình quân trên 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.