Để thực sự là 'công bộc của dân'

Tiếp dân. (Ảnh minh họa)
Tiếp dân. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là yếu tố quyết định hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là việc làm thường xuyên và liên tục nâng cao, hoàn thiện để có được đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

Số lượng tăng nhanh, chất tăng… “cầm chừng”(!?)

Nhìn chung, “số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.

Đa phần cán bộ, công chức viên chức của tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ta trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế của thế giới”.

Đây là những nhận xét về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ của tỉnh Đắk Nông (như trong bài viết đăng trên website của Bộ Nội vụ) mà cũng là nhận xét của nhiều địa phương. 

Nhưng với cụm từ “cán bộ tắc trách”, trong 0,47 giây, trang web tìm kiếm google tìm ra khoảng 2.220.000 kết quả liên quan. Con số cho thấy, cụm từ này không “hiếm” nghĩa là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức chưa làm đúng chức trách “công bộc của dân” vẫn còn ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Một nguyên nhân luôn được chỉ ra đầu tiên là do chất lượng cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế so với yêu cầu, áp lực công việc.

Cùng với đó chỉ tính riêng khối cơ quan hành chính nhà nước số lượng công chức, viên chức thì tăng từ 238.668 năm 2007 lên 275.620 năm 2014 (tăng 36.952 người, tỷ lệ 15,48%) nhưng công tác quản lý còn hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến chất lượng cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều tồn tại cần khắc phục. 

Có thể thấy những việc liên quan sai phạm về đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay xuất hiện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: đất đai, xây dựng, công an, kiểm lâm, y tế, giao thông...

Trong đó, cùng với những thái độ hách dịch, phiền nhiễu, vòi vĩnh, “vô cảm”… có nhiều vụ việc cán bộ, công chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng. ...

Bên cạnh đó, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức bớt xén thời gian làm việc, đùn đẩy trách nhiệm, giải quyết công việc sai quy định, hướng dẫn, giải thích công việc cho người dân một cách lòng vòng, khó hiểu, thái độ làm việc hời hợt, thiếu nhiệt tình và thiếu hẳn tính thân thiện hoặc thiếu nhiệt tình trong việc tiếp công dân. 

Đã từng có thời điểm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải cảnh báo về tình trạng “30% công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” và yêu cầu phải giải quyết triệt để. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến chất lượng của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn “dưới tầm” chủ yếu là do một số nơi người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự gương mẫu trong vấn đề đạo đức lối sống và trách nhiệm trong công việc nên đã tác động tiêu cực đến tư tưởng của cấp dưới trong thực thi nhiệm vụ.

Chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, cũng như việc xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ chưa nghiêm nên chưa thật sự có tính răn đe, làm gương.

Thiếu những quy định cụ thể trong các đơn vị về trách nhiệm của cán bộ, công chức; cơ chế quản lý, kiểm tra giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức…

Bồi dưỡng thực chất để có cán bộ đủ năng lực

Do đó, trong các giải pháp để nâng cao, tăng cường năng lực các ngành, các hoạt động đều đặt giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.

Thực tế cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức vẫn luôn được thực hiện ở nhiều cấp độ, hình thức, cả ở trong và ngoài nước, trực tiếp và gián tiếp. Chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo điều kiện, yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chung và phù hợp với yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.

Hiện Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm quy định về mục tiêu, nguyên tắc, chế độ, nội dung, chương trình, giảng viên, tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Đối tượng sẽ được áp dụng những quy định này là: Cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (viên chức).

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Đồng thời, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế phân cấp, phân công trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao vai trò tự học và quyền của cán bộ, công chức, viên chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Dự thảo đề xuất chế độ bồi dưỡng như sau: Tập sự; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 1 tuần/l năm; 1 tuần được tính bằng 5 ngày học, 1 ngày học 8 tiết). Thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng khác nhau, hội thảo, hội nghị về công tác đào tạo, bồi dưỡng được cộng dồn để tính thời gian thực hiện chế độ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.

Bên cạnh công tác bồi dưỡng, đại diện nhiều Sở Nội vụ cùng kiến nghị hoàn thiện cơ chế đánh giá nhận xét cán bộ, công chức, viên chức đưa ra chuẩn mực cụ thể bằng các văn bản luật để làm căn cứ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức cuối năm, tránh tình trạng đánh giá chung chung, cả nể và bao che khuyết điểm, hạn chế.

Đồng thời, để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, nguyên Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ Tô Tử Hạ cho rằng, tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng công chức theo các hướng: đào tạo công chức ngạch chuyên viên cấp cao và chuyên viên chính tại Học viện Hành chính quốc gia. Mỗi một ngạch nên có thời gian đào tạo 02 năm, một năm nghiên cứu tại học viện, một năm cử xuống làm trợ lý cho Chủ tịch UBND các tỉnh hoặc làm việc tại các Sở Nội vụ của các tỉnh và thành phố lớn. Bộ Nội vụ bàn với Bộ Giáo dục và Đào tạo cử một số người sang học ở các trường hành chính của các nước có nền hành chính công tốt như Pháp, Mỹ, Singapore, v.v… 

Bên cạnh đó, Học viện Hành chính quốc gia cần có một trường bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính về kỹ năng và nghiệp vụ. Muốn trường này thực hiện được nhiệm vụ cần bắt đầu thực hiện từ việc đào tạo giáo viên, soạn thảo các chương trình.  Vì “hiện nay công chức hành chính nước ta rất yếu về kỹ năng thực hiện. Một công chức hành chính có phẩm chất, tài năng và thành thạo nghề nghiệp không chỉ có hiểu biết về lý thuyết mà phải có cả khả năng thực hành. Hệ các trường thực hành này rất phát triển và có nhiều kinh nghiệm tại Singapore. Nếu thực hiện được những điều nói trên thì sẽ tránh được tình trạng việc soạn thảo các chính sách, quy định của Nhà nước xa rời thực tế như một số trường hợp đã xảy ra” – ông Tô Tử Hạ nêu.

Hơn nữa, trong chương trình đào tạo và bồi dưỡng công chức phải có giáo trình đào tạo về hội nhập quốc tế vì hiện nay nước ta đã hội nhập sâu vào thế giới bằng các hiệp định thương mại và tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế. Ông cũng nhấn mạnh đến việc chú trọng cải tiến về chế độ thi tuyển công chức, có sự “chú trọng các nguyên tắc bình đẳng, công khai; các đề thi phải phân loại được trình độ cùng với việc thi các hiểu biết thì nên nghiên cứu các đề thi về kỹ năng. Mặc dù tốn kém nhưng cố gắng xây dựng một ngân hàng đề thi để tổ chức thi chung cho cả nước” để có được đội ngũ cán bộ, công chức, viên “chuẩn” ngay từ đầu vào, làm cơ sở cho việc bồi dưỡng, nâng cao trong quá trình hoạt động. 

Đạo đức công vụ phải đặt hàng đầu

Cũng theo ông Tô Tử Hạ, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho hoạt động và quản lý nhà nước có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi có những cơ chế, quy định pháp luật tốt hơn, phù hợp hơn để duy trì và phát huy cao nhất các giá trị cơ bản của nền công vụ - một nền công vụ vì dân. Việc hình thành nên các chuẩn mực về tư cách đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức là rất quan trọng. 

Vì vậy, để nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức cần xây dựng và ban hành Luật đạo đức công vụ trên cơ sở các quy định đã có về đạo đức cán bộ, công chức và công vụ đã được quy định ở Luật Cán bộ, công chức; Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...  

Đổi mới và cải cách công tác quản lý cán bộ, công chức ở tất cả các khâu từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá và giải quyết các chính sách, chế độ theo đúng các nguyên tắc trong thi hành công vụ như: tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát... để giảm thiểu tối đa các tiêu cực phát sinh trong hoạt động của nền công vụ; 

Tăng cường hệ thống thanh tra công vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và định kỳ các hoạt động công vụ; Chú trọng công tác khen thưởng và xử lý vi phạm, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; nêu cao đạo đức công chức, công vụ, khen thưởng, động viên kịp thời gương người cán bộ, công chức mẫn cán với công vụ.

Làm được những điều này, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức sẽ không chỉ tăng lên mà còn có sự thay đổi về chất để thực sự có những cán bộ, công chức, viên chức của một nền hành chính “vì dân” thời hội nhập./.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh cuộc họp.

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Đọc thêm

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo, ngày 30/10/2024. Ảnh: TTXVN
(PLVN) -Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Cô giáo Lê Thị Lan Phương: “Người lái đò” thắp sáng tri thức pháp luật cho học sinh nơi dải đất biên cương

Cô giáo Lê Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
(PLVN) -Sau bao năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô giáo Lê Thị Lan Phương đã để lại nhiều dấu ấn cho các thế hệ học trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Cô vinh dự được nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (6 lần); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng.

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý
(PLVN) - Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF), với tư cách là cơ quan chủ quản, ngày 19/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý – Phần về điều ước quốc tế, kinh nghiệm quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh: Tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II
(PLVN) - PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh hiện là Phó Bí thư Đảng ủy; Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II - ông là một trong những cá nhân có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phong trào thi đua yêu nước. Trải qua hành trình sự nghiệp hơn 20 năm, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và thành tựu, góp phần vào sự phát triển của nền giáo dục chính trị tại Việt Nam.