“Đẻ” thêm quy định về bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp lo tăng chi phí, tiêu cực

Với các công trình xây dựng như cầu, đường… vốn không có các công trình xử lý chất thải thì làm sao cấp được GPMT? Ảnh minh họa
Với các công trình xây dựng như cầu, đường… vốn không có các công trình xử lý chất thải thì làm sao cấp được GPMT? Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nếu như trước đây chỉ có các dự án gây ô nhiễm đến môi trường (nhóm I) mới phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và xin cấp giấy phép môi trường (GPMT), nhưng với quy định mới thì các dự án và nhà máy nhóm I và nhóm II, kể cả đã hoạt động cũng phải làm ĐTM và xin cấp GPMT…

Đây là một trong các vướng mắc tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được cộng đồng DN nhiều ngành hàng phản ánh, góp ý thời gian qua tại các hội thảo với Ban soạn thảo và các văn bản góp ý của nhiều hiệp hội, DN.

Rối rắm. không hiệu quả…

Với quy định tất cả các DN phải làm ĐMT và xin cấp GPMT, theo các DN, điều này làm gia tăng thủ tục hành chính do hồ sơ cấp phép và quy trình cấp phép rất phức tạp, trùng lắp, nhưng lại không có hiệu quả.

Cụ thể, Luật BVMT quy định hồ sơ xin cấp GPMT gồm 3 mục, Dự thảo cũng hướng dẫn 3 mục lớn, nhưng trong các mục lại chia ra đến 15 mục nhỏ khiến hồ sơ phức tạp. Chưa kể nhiều mục trùng lắp, đơn cử như mục 2 có 10 mục nhỏ thì 9 mục đã nộp trong hồ sơ xin duyệt ĐTM..

Với quy định từ điều 27-29 của Dự thảo, phần lớn DN sẽ phải trải qua 2 lần thẩm định + 2 lần kiểm tra thực địa (thẩm định và kiểm tra thực địa ĐTM + thẩm định và kiểm tra thực địa khi cấp GPMT) trong khi không quy định rõ thời gian kiểm tra hồ sơ, thời gian thẩm định và kiểm tra thực địa khi cấp phép.

Đặc biệt, các DN cho rằng, việc lấy mẫu kiểm tra các công trình xử lý chất thải khi còn chưa vận hành thử nghiệm thì làm sao có kết quả chính xác? “Rõ ràng đây là quy định không có hiệu quả. Hơn nữa, chỉ cấp phép tiền kiểm mà không hậu kiểm thì không thể phát hiện được các vi phạm, mà bài học đau đớn là trường hợp Forrmosa?”- ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng thư ký VASEP dẫn chứng.

Ngoài ra Điều 30 khoản 3c quy định phải đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải trước khi cấp GPMT, vậy với các công trình xây dựng như cầu, đường… vốn không có các công trình xử lý chất thải thì làm sao cấp được GPMT?

Thủ tục cấp mới đã vậy, thủ tục cấp GPMT điều chỉnh hay cấp lại (điều 33) cũng rất phức tạp. “Báo cáo đề xuất cấp điều chỉnh, cấp lại dài 100% như cấp mới. Có những quy định nằm ngoài Luật BVMTnhư các điểm b, c, d chỉ bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư nhưng vẫn phải cấp lại và làm báo cáo ĐTM ngay cả khi không làm tăng tác động xấu đến môi trường…”- Văn bản của các Hiệp hội phản ánh.

Các Hiệp hội, DN cho rằng, các quy định này đi ngược lại với Nghị quyết 68/2020/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ chỉ đạo: “Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định…. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh… ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN, người dân.” Việc kiểm tra thực địa 2 lần trong quá trình cấp phép cũng không phù hợp với Nghị quyết 19/2018/NQ-CP của Chính phủ chỉ đạo “chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm”.

Từ những bất hợp lý trên, các Hiệp hội, DN kiến nghị: Tránh trùng lắp hồ sơ (những hồ sơ đã nộp khi xin duyệt ĐTM thì không nộp lại khi xin duyệt GPMT); Chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm (Chấp nhận các cam kết của DN khi cấp GPMT; Bỏ kiểm tra thực địa khi cấp GPMT, thay bằng hậu kiểm, kiểm tra đột xuất việc chấp hành các nội dung GPMT được cấp); Bỏ thời gian kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ (vì đơn giản là đếm số đầu mục) và quy định rõ thời gian thẩm định. Các DN đề nghị yêu cầu bổ sung phải rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học và pháp lý, chỉ yêu cầu bổ sung 1 lần.

Cần có thời gian và lộ trình

Ngoài quy định về ĐMT và GPMT, các Hiệp hội, DN cũng chỉ ra nhiều quy định bất hợp lý chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho DN. Đơn cử như cách gọi “đóng góp” chứ không gọi là phí trong Dự thảo khiến DN quan ngại khi thấy rằng khoản tiền lớn này sẽ là nằm ngoài ngân sách nhà nước, và có thể sẽ không chịu các quản lý theo luật phí và lệ phí, mà do Văn phòng tái chế sản phẩm báo bì (EPR) tự quyết định.

Khi Văn phòng EPR thu tiền để tái chế thay cho DN thì rõ ràng Văn phòng EPR phải chịu trách nhiệm về việc tái chế đó, nhưng Dự thảo không có bất cứ quy định nào về việc nếu không hoàn thành thì Văn phòng EPR có chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Vì vậy, với quy định này, các Hiệp hội quan ngại rằng DN phải nộp thêm khoản tiền này nhưng điều gì và cơ sở nào đảm bảo rằng môi trường sẽ đảm bảo hơn, sạch hơn?

Thêm vào đó, các DN cho rằng công thức tính phí cũng chưa rõ ràng, tỷ lệ tái chế bắt buộc 80-90% ngay lúc đầu của Dự thảo là quá cao, cần có lộ trình (ngay cả Châu Âu lúc đầu cũng chỉ đạt 50-60%). Do đó, DN đề nghị lùi lộ trình nộp phí tái chế đến 1/1/2025, vì nếu Nghị định áp dụng vào ngày 01/01/2022 thì DN sớm phải chịu thêm chi phí trong khi vẫn đang rất khó khăn để chống dịch, thêm vào đó là giá hàng hóa tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng đang rất khó khăn …

Trao đổi với PLVN, Phó Tổng thư ký VASEP, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, Dự thảo này đã được Bộ Tài nguyên Môi trường chuyển qua Bộ Tư pháp nhằm chuẩn bị thẩm định theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào tuần cuối tháng 9/2021.

“Tuy nhiên, nhiều vấn đề của Dự thảo này vẫn đang gây tranh cãi bởi không ít quy định, phương thức, tiêu chí được cho là “áp” từ các nước tiên tiến, hiện đại sang một đất nước đang phát triển - mà nhiều lĩnh vực kinh tế gắn liền với nông nghiệp, nông thôn, cần thời gian và lộ trình để đáp ứng. Thậm chí còn tăng chi phí nhưng cộng động DN vẫn băn khoăn lớn về tính hiệu quả trong quản lý và BVMT, lại dễ phát sinh thêm tiêu cực trong thực tiễn nếu được thông qua…”- ông Nam lo ngại.

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.